Kon Tum: Vỡ quy hoạch vùng tưới, hạn càng thêm nặng

VOV.VN - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn càng thêm nặng ở Kon Tum chính là việc quy hoạch vùng tưới của các công trình thủy lợi bị phá vỡ.
 

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khô hạn khốc liệt. Tính đến hết tháng 3, đã có hơn 3.000 ha cây trồng của địa phương này bị thiếu nước, mất trắng và giảm năng suất.

Thực tế cho thấy, có một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn càng thêm nặng ở Kon Tum chính là việc quy hoạch vùng tưới của các công trình thủy lợi bị phá vỡ.

Đập thủy lợi C19 ở vùng giáp ranh giữa 2 huyện Đắc Tô và Đắc Hà, tỉnh Kon Tum được thiết kế đảm bảo nước tưới cho 74ha cây trồng phía hạ du, trong đó diện tích cây cà phê 44ha còn lại là lúa nước. Thế nhưng hiện nay, công trình này đang phải cung cấp nước tưới cho 187ha cây trồng chủ yếu là cà phê và hồ tiêu vượt so với thiết kế tới hơn 250%.

Hồ thủy lợi C19 cạn nước vì phải gánh diện tích cây trồng ngoài quy hoạch vùng tưới.
Ông Lê Khắc Tiến, Phụ trách Trạm Thủy nông huyện Đắc Tô cho biết, nguyên nhân khiến quy hoạch vùng tưới của đập thủy lợi C19 bị phá vỡ do người dân liên tục mở rộng diện tích. Đây cũng là lý do khiến công trình thủy lợi này năm nào cũng sớm cạn kiệt nước.

Ông Tiến nói: “Hiện tại mực nước dưới mực nước chết. Nếu nắng hạn kéo dài trong hai tuần nữa, nhu cầu dùng nước của cây cà phê, hồ tiêu tăng dân sẽ tưới đợt 5 thì nước hồ sẽ cạn kiệt không đủ để cung cấp cho trên 180ha người dân đang sản xuất. Nếu mà nắng hạn kéo dài đến hết tháng 4 khả năng diện tích cà phê trồng mới rồi hồ tiêu sẽ chết. Cây cà phê cũ ảnh hưởng đến năng suất cũng như là vườn cây”.

Điều đáng lo ngại là trong khi quy hoạch vùng tưới của phần lớn các hồ đập thủy lợi ở Kon Tum đã bị phá vỡ, nguồn nước vào mùa khô luôn trong tình trạng khan hiếm thì việc tự phát mở rộng diện tích, tự phát chuyển đổi cây trồng của người dân vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tại huyện Đắc Tô, ngay giữa đỉnh điểm khô hạn, tình trạng chặt phá cao su để chuyển sang trồng cà phê, hồ tiêu (hai loại cây trồng tốn rất nhiều nước tưới) đang diễn ra khá rầm rộ. Anh Nguyễn Anh Quyết, nhà ở thôn 8, xã Diên Bình cho biết: “Cao su mấy năm nay hạ giá quá bắt buộc dân phải phá chuyển đổi cây cà phê hay là tiêu chứ bây giờ bu vào cao su giá nó thấp quá. Dân mình đây cứ theo phong trào còn nước non tới đâu hay tới đó. Tưới được đợt nào hay được đợt đó”.

Kiểu sản xuất theo “phong trào”, “làm tới đâu biết tới đó” của nhiều nông dân Kon Tum không chỉ phá vỡ quy hoạch vùng tưới, đẩy các công trình thủy lợi đứng trước tình huống phải chia sẻ nguồn nước mà còn gây ra cảnh “chết chùm” trong đó có chính họ.

Bà Trương Thị Tự, thôn 5, xã Diên Bình, huyện Đắc Tô năm ngoái chuyển đổi 2 ha cao su sang trồng cà phê từ Tết Nguyên đán tới nay đã 20 lần bơm tưới và hiện đang không còn nước để bơm cho biết:

Băng: “Hồi trước làm cao su chứ đâu làm cà phê đâu. Thấy nước đập nó nhiều trồng thôi chứ. Biết kiểu nước không có thế này không trồng đâu. Giờ trồng nên mới biết”   

Đến nay hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum chưa có quy hoạch chi tiết cho từng loại cây trồng ở từng khu vực nên việc người dân mở rộng diện tích hay chuyển đổi cây trồng ngành chức năng không thể can thiệp. Biện pháp quản lý duy nhất đến thời điểm này vẫn chỉ là tuyên truyền và vận động.

Người dân đang tiếp tục phá bỏ cao su để trồng cà phê, hồ tiêu và sử dụng nước lãng phí.
Trước việc người dân phá vỡ quy hoạch vùng tưới dẫn đến hạn càng thêm nặng, về phía đơn vị chủ quản công trình thủy lợi, ông Trương Hồng Sơn, Phó trưởng Phòng kỹ thuật quản lý công trình- Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum cho biết: “Chúng tôi cũng đã đề nghị chính quyền địa phương cố gắng quy hoạch lại và làm sao xác định lại diện tích tưới của từng công trình, đồng thời có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với năng lực tưới của công trình chứ đừng để tình trạng khi trồng xong thiếu nước tưới. Như hiện nay đã thấy phổ biến rất căng thẳng về nước tưới”.

Nông nghiệp Kon Tum đang phải hứng chịu đại hạn lịch sử với diện tích cây trồng thiệt hại tăng lên từng ngày. Đáng chú ý là thiệt hại chủ yếu xảy ra ở diện tích người dân tự phát mở rộng và chuyển đổi nằm ngoài quy hoạch vùng tưới của các công trình thủy lợi. Bởi vậy về lâu dài, để chống hạn hiệu quả, đây là điều cần phải được chính quyền và ngành chức năng địa phương lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận
Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Hai năm liên tiếp, do ảnh hưởng bởi hạn hán, tình trạng thiếu nước sản xuất diễn ra trên diện rộng ở Ninh Thuận.

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Hai năm liên tiếp, do ảnh hưởng bởi hạn hán, tình trạng thiếu nước sản xuất diễn ra trên diện rộng ở Ninh Thuận.

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn
Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

Lào xả nước từ các đập thủy điện giúp Việt Nam chống hạn hán
Lào xả nước từ các đập thủy điện giúp Việt Nam chống hạn hán

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Năng lượng và Mỏ Lào khẳng định kế hoạch của Lào là xả nước cho đến đầu tháng 6/2016.

Lào xả nước từ các đập thủy điện giúp Việt Nam chống hạn hán

Lào xả nước từ các đập thủy điện giúp Việt Nam chống hạn hán

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Năng lượng và Mỏ Lào khẳng định kế hoạch của Lào là xả nước cho đến đầu tháng 6/2016.

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt
'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

Hạn hán khiến GDP của Thái Lan giảm 0,8%
Hạn hán khiến GDP của Thái Lan giảm 0,8%

VOV.VN - Thái Lan đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là trong nông nghiệp.

Hạn hán khiến GDP của Thái Lan giảm 0,8%

Hạn hán khiến GDP của Thái Lan giảm 0,8%

VOV.VN - Thái Lan đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là trong nông nghiệp.