Lương tối thiểu vùng 2019: Doanh nghiệp sẽ phải thay đổi đề xuất tăng 0%?

VOV.VN - Hôm nay (26/7), Hội đồng tiền lương Quốc gia họp phiên thứ 2 về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019.

Phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia năm 2019 diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Doãn Mậu Diệp.

 Ảnh minh họa

Trao đổi nhanh với báo chí trước giờ khai mạc phiên họp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, có thể phía đại diện doanh nghiệp sẽ phải thay đổi mức đề xuất tăng 0% lương tối thiểu năm 2019. "Mức thay đổi còn tùy thuộc vào diễn biến cụ thể, nhưng sẽ phải thay đổi", ông Phòng nói.

Trong khi đó, đại diện người lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quả quyết sẽ không thay đổi đề xuất mức tăng 8% như đã đưa ra tại phiên họp thứ nhất hồi đầu tháng.

Trước đó, ngày 9/7, phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia lần thứ nhất khép lại với khoảng cách giữa đại diện phía người lao động và doanh nghiệp là 8%.

Cụ thể, theo báo cáo đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 8,0% (tăng từ 220.000 – 330.000đồng). Phương án này sẽ đáp ứng được 95,4% nhu cầu sống tối thiểu.

Ông Mai Đức Chính cho biết, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp xác định: “Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.

Như vậy, chỉ còn thời gian 2 năm để kết thúc mục tiêu này. Bình quân tính toán mức GDP, CPI, mức đề xuất của Tổng Liên đoàn lao động khoảng 8%.

Bên cạnh đó, đại diện cho giới chủ sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh: “Đa phần những ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp đều cho rằng chưa nên điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2019".

Mặt khác, bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương (các đơn vị tham mưu của Bộ LĐ-TB-XH) cũng đã đưa ra đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3% để các bên tham khảo.

Theo đánh giá của các chuyên gia, phiên đàm phán đầu tiên (ngày 9/7) thực chất chỉ là dịp để các bên tìm hiểu về những luận cứ đề xuất điều chỉnh. Tại phiên đàm phán thứ hai này, kịch bản đàm phán sẽ giằng co và thực chất hơn./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cải cách tiền lương: Xây dựng hệ thống chính sách khoa học, minh bạch
Cải cách tiền lương: Xây dựng hệ thống chính sách khoa học, minh bạch

VOV.VN - Mục tiêu tổng quát của cải cách chính sách tiền lương lần này là xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, hiện đại, minh bạch,...

Cải cách tiền lương: Xây dựng hệ thống chính sách khoa học, minh bạch

Cải cách tiền lương: Xây dựng hệ thống chính sách khoa học, minh bạch

VOV.VN - Mục tiêu tổng quát của cải cách chính sách tiền lương lần này là xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, hiện đại, minh bạch,...

Tiền lương: Cần tách bạch khu vực hành chính và sự nghiệp
Tiền lương: Cần tách bạch khu vực hành chính và sự nghiệp

VOV.VN -Không tách bạch thì chúng ta lại tiếp tục ban hành một bảng lương chức vụ cho cả đơn vị hành chính lẫn sự nghiệp, không khác gì hiện nay.

Tiền lương: Cần tách bạch khu vực hành chính và sự nghiệp

Tiền lương: Cần tách bạch khu vực hành chính và sự nghiệp

VOV.VN -Không tách bạch thì chúng ta lại tiếp tục ban hành một bảng lương chức vụ cho cả đơn vị hành chính lẫn sự nghiệp, không khác gì hiện nay.

Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập
Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập

VOV.VN - Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập.

Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập

Cải cách tiền lương: 4 lần cải cách, sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập

VOV.VN - Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập.

Giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi đề án cải cách tiền lương
Giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi đề án cải cách tiền lương

VOV.VN - Để thực hiện thắng lợi nghị quyết và đề án cải cách tiền lương, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây.

Giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi đề án cải cách tiền lương

Giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi đề án cải cách tiền lương

VOV.VN - Để thực hiện thắng lợi nghị quyết và đề án cải cách tiền lương, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây.

Cải cách tiền lương: Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức
Cải cách tiền lương: Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức

VOV.VN - Cải cách tiền lương chú trọng những nội dung về lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang (khu vực công).

Cải cách tiền lương: Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức

Cải cách tiền lương: Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức

VOV.VN - Cải cách tiền lương chú trọng những nội dung về lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang (khu vực công).