Quan hệ Mỹ-Trung ở mức thấp nhất: Toan tính và những hệ lụy

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump có thể đang áp dụng chiến thuật “chống Trung Quốc” như một lá bài trong cuộc bầu cử sắp tới.

Quan hệ Mỹ- Trung trong tuần qua lại chứng kiến nấc thang căng thẳng mới với việc hai nước đóng cửa lãnh sự quán của nhau và Mỹ phát động một liên minh toàn cầu chống Trung Quốc. Là quốc gia khởi động cho chu kỳ đối đầu mới nhất này với Trung Quốc, giới chuyên gia học giả cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đang áp dụng chiến thuật “Chống Trung Quốc”- lá bài giúp ông tái tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới.

Cờ Trung Quốc và cờ Mỹ. Ảnh: IndustryWeek

Cờ Trung Quốc và cờ Mỹ. Ảnh: IndustryWeek

 

Không chỉ đẩy mạnh cuộc cạnh tranh chiến lược riêng với Trung Quốc, Mỹ cũng đang tìm cách biến cuộc chơi riêng này thành cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện của tất cả các đồng minh và đối tác của Mỹ với Trung Quốc. Mở màn là chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Anh, với tuyên bố công khai muốn xây dựng một liên minh toàn cầu chống Trung Quốc.

“Chúng tôi nghĩ rằng cả thế giới cần hợp tác với nhau để đảm bảo các quốc gia bao gồm Trung Quốc phải hành xử theo cách phù hợp và tuân thủ trật tự quốc tế. Chúng tôi mong muốn tất cả các quốc gia hiểu rõ những giá trị của sự tự do và dân chủ, các mối đe dọa. Do đó cần có hợp tác tập thể để bảo vệ những quyền đó”.

Hàng loạt các nỗ lực ngoại giao để lôi kéo sự ủng hộ với kế hoạch của Mỹ được đưa ra từ chuyến thăm 3 ngày của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien tới châu Âu, đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm thứ 5 với nhà lãnh đạo Nga trong vòng 2 tháng qua, nhấn mạnh Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh hòa bình toàn cầu. Đánh dấu một bước đi quyết định, đẩy mối quan hệ Mỹ- Trung xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ qua khi Mỹ thông báo đóng cửa tổng lãnh sự quán của Trung Quốc tại Houston, dẫn đến hành động ăn miếng đáp trả từ phía Trung Quốc, đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Mỹ đã có hành động đơn phương yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán tại Houston. Hành động của Mỹ vi phạm luật quốc tế, các tiêu chuẩn cơ bản của mối quan hệ quốc tế và Hiến chương lãnh sự Mỹ- Trung. Vì vậy biện pháp phản ứng của Trung Quốc đưa ra là hợp pháp và cần thiết”.

Trong vòng xoáy căng thẳng mới từ hạn chế về thị thực, áp dụng các quy tắc mới về du lịch, ngoại giao và trục xuất các phóng viên nước ngoài, cả Trung Quốc và Mỹ đều có các bước đi ăn miếng trả miếng lẫn nhau, nhưng Mỹ được cho là người khởi động chu kỳ đối đầu mới nhất này. Diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhiều học giả chuyên gia nhận định, các hành động liên quan đến Trung Quốc dựa trên những tính toán chính trị trước thềm cuộc bầu cử, hi vọng sẽ gây tiếng vang với các cử tri.

Ngoài ra, sức nóng của căng thẳng Mỹ- Trung cũng giúp kéo dư luận ra khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 trong lòng nước Mỹ, với việc đổ lỗi cho Trung Quốc gây ra những vấn đề của nước Mỹ hiện tại.

Ngoài vấn đề bầu cử, rõ ràng Trung Quốc cũng đang ngày càng nguy hiểm trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu và Mỹ cần phải có đối sách mới trước khi không thể xoay chuyển được tình thế. Những sức ép gia tăng đối với Trung Quốc cũng sẽ là lợi thế cho Mỹ trên bàn đàm phán thương mại.

Những căng thẳng hiện nay khiến dư luận đặt ra câu hỏi mối quan hệ Mỹ- Trung sẽ tiếp diễn ra sao trong thời gian tới. Trong ngắn hạn, giới quan sát cho rằng Trung Quốc dường như không tìm kiếm sự leo thang và Tổng thống Donald Trump cũng không muốn một cuộc đối đầu nghiêm trọng, đặc biệt là quân sự, mặc dù vẫn có cảnh báo về những “xung đột ngoài ý muốn”.

Về dài hạn, quan hệ Mỹ- Trung sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả cuộc bầu cử tháng 11 tới. Tuy nhiên, ngay cả ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, mặc dù có xu hướng hồi sinh các con đường hợp tác với Trung Quốc, nhưng ông cũng đang thực hiện chiến dịch vận động với thông điệp cứng rắn nhằm vào Trung Quốc. Đây là vấn đề được cho là đồng thuận cực kỳ hiếm hoi của hai đảng tại Mỹ, cho thấy quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế này sẽ vẫn còn nhiều trắc trở bất chấp kết quả bầu cử Mỹ ra sao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

6 “điểm nghẽn” khiến quan hệ Mỹ-Trung trượt dài không phanh
6 “điểm nghẽn” khiến quan hệ Mỹ-Trung trượt dài không phanh

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến trong các năm qua khiến mối quan hệ Mỹ - Trung "trượt dài" trong những tranh cãi và bất đồng.

6 “điểm nghẽn” khiến quan hệ Mỹ-Trung trượt dài không phanh

6 “điểm nghẽn” khiến quan hệ Mỹ-Trung trượt dài không phanh

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến trong các năm qua khiến mối quan hệ Mỹ - Trung "trượt dài" trong những tranh cãi và bất đồng.

Tổng Thống Trump: Quan hệ Mỹ-Trung bị tổn hại nghiêm trọng
Tổng Thống Trump: Quan hệ Mỹ-Trung bị tổn hại nghiêm trọng

VOV.VN - Ông Trump cho rằng, quan hệ 2 nước bị “tổn hại nghiêm trọng” do Covid-19 và Thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 không phải là ưu tiên ở thời điểm này.

Tổng Thống Trump: Quan hệ Mỹ-Trung bị tổn hại nghiêm trọng

Tổng Thống Trump: Quan hệ Mỹ-Trung bị tổn hại nghiêm trọng

VOV.VN - Ông Trump cho rằng, quan hệ 2 nước bị “tổn hại nghiêm trọng” do Covid-19 và Thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 không phải là ưu tiên ở thời điểm này.

Chủ tịch Trung Quốc nói quan hệ Mỹ-Trung đang ở thời điểm then chốt
Chủ tịch Trung Quốc nói quan hệ Mỹ-Trung đang ở thời điểm then chốt

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc đưa ra ý kiến này trong buổi tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh.

Chủ tịch Trung Quốc nói quan hệ Mỹ-Trung đang ở thời điểm then chốt

Chủ tịch Trung Quốc nói quan hệ Mỹ-Trung đang ở thời điểm then chốt

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc đưa ra ý kiến này trong buổi tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh.