Thanh Hoá báo động tình trạng sạt lở bờ sông Mã

VOV.VN - Đôi bờ sông Mã, thuộc địa bàn huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng trong đó có nhiều diện tích đất nông nghiệp của bà con ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày.

 

Dọc khu vực bãi bồi ven sông Mã, đoạn thuộc địa phận thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, chứng kiến nhiều vị trí bị sạt lở nghiêm trọng, có nơi đã ăn sâu vào đất canh tác của người dân, tình trạng sạt lở đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng một tháng trở lại đây tốc độ sạt nhanh hơn, khiến người dân thấp thỏm, lo lắng.

Ông Lê Xuân Bòng, và ông Lê Ngọc Luỹ, xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Lộc lo lắng:

"Với tốc độ này thì khoảng tầm 2 năm nữa sạt sâu vào trong làng. Tôi trực tiếp ở đây thì tháng nay lũ lụt vừa rồi lở 1 tuần mà sâu đến 20 mét, có chỗ đến 30 mét".

"Sạt lở nhiều như thế là dân chúng tôi rất lo. Thứ nhất là mất đất cơ bản của dân; thứ hai là coi như là sạt lở hết bờ trong dân cư lo lắng nhất".

Tình trạng sạt lở bờ tả sông Mã đang ảnh hưởng trực tiếp đến 32 hộ dân với 128 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa. Theo chính quyền địa phương, chiều dài khu vực sạt lở khoảng 600 mét, có 4 điểm sạt lở nghiêm trọng với chiều dài sạt lở mỗi điểm từ 30 đến 50m. Chiều rộng sạt lở từ 25 đến 30m, khoảng cách từ điểm sạt lở đến khu dân cư đang sinh sống gần nhất khoảng 120m. Đáng chú ý là có đoạn sạt lở đi qua khu vực mỏ cát số 18 của Công ty TNHH Minh Chung (khoảng 200 mét); và đoạn hạ lưu mỏ cát số 18 (khoảng 400 mét).

Ông Trần Xuân Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hoà cho biết, vừa qua chính quyền địa phương đã thực hiện đóng cọc, dùng bao đất gia cố bờ sông để hạn chế tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Xác định nguyên nhân ban đầu gây sạt lở, ông Trần Xuân Tùng cho rằng: "Qua các đoàn công tác của huyện và tỉnh về kiểm tra, nguyên nhân sạt lở thì có nhiều nguyên nhân. Trong đấy thì vào thời gian diễn ra tình hình sạt lở nghiêm trọng (từ ngày mùng 4 đến ngày 10 tháng 8) do trên địa bàn xã có mưa lớn kéo dài và kết hợp với việc xả lũ của thủy điện Trung Sơn, khiến cho mực nước sông Mã lên cao, gây ra tình trạng sạt lở trên nhanh hơn. Để xác định được các nguyên nhân chính, Ủy ban nhân dân cũng đề nghị các phòng, ban và Sở, ban, ngành về kiểm tra và có kết quả đánh giá về nguyên nhân sạt lở có biện pháp đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất, để bảo vệ đất canh tác của bà con nhân dân"

Lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Lộc cho rằng, dọc đôi bờ sông Mã sạt lở có nền địa chất chủ yếu là đất và cát phù sa. Các mép lở thẳng đứng và có nhiều vết rạn nứt, nguy cơ tiếp tục sạt lở khi mưa bão diễn ra.

Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Lộc cho biết: "Sau khi nắm bắt được tình hình sạt lở bờ sông Mã thuộc địa phận hai thôn Giang Đông và nghĩa kỳ của xã Minh Hòa. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã tập trung chỉ đạo cho các địa phương, trước mắt là xử lý tạm thời phần bị sạt lở, là căng dây cảnh báo nguy hiểm khu vực đó và tổ chức đóng cọc tre, đổ bao tải đất xuống để hạn chế sạt lở tiếp theo. Đây chỉ là nhất thời, về lâu dài thì UBND huyện có kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan, tạo điều kiện hỗ trợ cho địa phương kè tuyến bờ sông Mã thuộc địa phận này có chiều dài khoảng 600 mét bị sạt lở".

Trước mắt, chính quyền địa phương đưa ra phương án xây dựng bờ kè khắc phục tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, đôi bờ sông Mã dài rộng, nơi nào cũng có nguy cơ sạt lở, giải pháp này cần nguồn kinh phí rất lớn. Chính quyền địa phương cần xác định nguyên nhân, tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác cát trên sông, hạn chế tác động làm thay đổi dòng chảy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”
Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

VOV.VN - Theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương, gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư sẽ di dời đến các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc để tránh ô nhiễm, tạo cảnh quan đô thị. Thời hạn di dời đã rất gần, thế nhưng Bình Dương vẫn chưa có tiêu chí, chính sách hỗ trợ rõ ràng khiến doanh nghiệp lo lắng.

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

VOV.VN - Theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương, gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư sẽ di dời đến các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc để tránh ô nhiễm, tạo cảnh quan đô thị. Thời hạn di dời đã rất gần, thế nhưng Bình Dương vẫn chưa có tiêu chí, chính sách hỗ trợ rõ ràng khiến doanh nghiệp lo lắng.

Sườn núi bị nứt, người dân Quảng Bình lo sợ sạt lở mùa mưa bão
Sườn núi bị nứt, người dân Quảng Bình lo sợ sạt lở mùa mưa bão

VOV.VN - Trước mùa mưa bão năm nay, tỉnh Quảng Bình phát hiện 85 điểm dễ xảy ra sạt lở núi đe dọa tính mạng hơn 1.100 hộ dân. Đáng lo ngại, trên sườn núi Cây Sường, ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện vết nứt lớn. Sau những đợt mưa to, đất đá tiếp tục sạt trượt, gây nguy hiểm đối với khu dân cư dưới chân núi này

Sườn núi bị nứt, người dân Quảng Bình lo sợ sạt lở mùa mưa bão

Sườn núi bị nứt, người dân Quảng Bình lo sợ sạt lở mùa mưa bão

VOV.VN - Trước mùa mưa bão năm nay, tỉnh Quảng Bình phát hiện 85 điểm dễ xảy ra sạt lở núi đe dọa tính mạng hơn 1.100 hộ dân. Đáng lo ngại, trên sườn núi Cây Sường, ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện vết nứt lớn. Sau những đợt mưa to, đất đá tiếp tục sạt trượt, gây nguy hiểm đối với khu dân cư dưới chân núi này

Nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng ở Bến Tre đang chờ kinh phí
Nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng ở Bến Tre đang chờ kinh phí

VOV.VN - Do tác động của nhiều nguyên nhân đã làm cho bờ biển, bờ sông tỉnh Bến Tre bị sạt lở rất nghiêm trọng. Địa phương đang chờ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương để sớm khắc phục.

Nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng ở Bến Tre đang chờ kinh phí

Nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng ở Bến Tre đang chờ kinh phí

VOV.VN - Do tác động của nhiều nguyên nhân đã làm cho bờ biển, bờ sông tỉnh Bến Tre bị sạt lở rất nghiêm trọng. Địa phương đang chờ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương để sớm khắc phục.