Người lao động có thể nghỉ việc không báo trước nếu bị sếp xúc phạm

VOV.VN - Người lao động có quyền nghỉ không báo trước nếu chủ sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đây là một trong những nội dung mới được đưa ra trong Luật Lao động (sửa đổi 2019) có hiệu lực từ 1/1/2021.

Cụ thể, người sử dụng lao động (thường gọi là sếp) có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự với người lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.

Người lao động được nghỉ việc không cần báo trước nếu bị sếp lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (Ảnh minh họa, ảnh: Xã Luận)

Bộ luật lao động 2019, quy định rõ các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước; bao gồm:

Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.

Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Người sử dụng lao động cung cấp thông tin về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ luật Lao động giải quyết lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp
Bộ luật Lao động giải quyết lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa thông qua có nhiều điểm tiến bộ, giải quyết quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Bộ luật Lao động giải quyết lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp

Bộ luật Lao động giải quyết lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa thông qua có nhiều điểm tiến bộ, giải quyết quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Infographics: Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019
Infographics: Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019

VOV.VN -Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Infographics: Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019

Infographics: Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019

VOV.VN -Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Những thay đổi đáng quan tâm sau khi sửa Bộ luật Lao động
Những thay đổi đáng quan tâm sau khi sửa Bộ luật Lao động

VOV.VN - Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với 10 điểm mới rất đáng lưu ý.

Những thay đổi đáng quan tâm sau khi sửa Bộ luật Lao động

Những thay đổi đáng quan tâm sau khi sửa Bộ luật Lao động

VOV.VN - Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với 10 điểm mới rất đáng lưu ý.