Nhà không phải lúc nào cũng là nơi an toàn với phụ nữ

VOV.VN - Nhiều phụ nữ phải đối mặt với những nguy cơ bạo lực do chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình gây ra và chịu đựng những tổn thương nghiêm trọng.

Sáng nay (25/1), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội thảo khởi động Điều tra quốc gia lần thứ 2 về Sức khỏe phụ nữ và Kinh nghiệm sống.

Nhiều phụ nữ bị bạo hành bởi nam giới trong gia đình. (Ảnh minh họa: KT)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có đến 58% phụ nữ từng kết hôn trong độ tuổi từ 18-60 tuổi đã bị bạo lực ít nhất 1 lần trong đời, nhưng 87% nạn nhân không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dục vụ công. Nghiên cứu này khẳng định bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam là một vấn đề báo động. Tuy nhiên, các số liệu này mới chỉ phản ánh tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong phạm vi gia đình.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình Đẳng giới Bộ LĐ-TB-XH cho biết báo cáo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam” cho thấy gia đình không phải lúc nào cũng là một môi trường sống an toàn tại Việt Nam bởi phụ nữ phải đối mặt với những nguy cơ bị bạo lực do chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình gây ra.

"Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạo lực gây tác động đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ, ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn đề giáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái. Bạo lực đối với phụ nữ cũng làm phát sinh những chi phí mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu.

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn hiện diện ở bất cứ nơi nào như trường học, bệnh viện, nơi công cộng… Nhu cầu cập nhật số liệu ở phạm vi rộng hơn của các cơ quan chức năng để làm tốt công tác tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật là hoàn toàn chính đáng”, ông Tiến nhấn mạnh.

Những năm qua, Việt Nam có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc đạt được các chỉ tiêu Bình đẳng giới thuộc Mục tiêu Thiên niên kỷ số 3. Các khuôn khổ pháp lý quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn cao, chưa giải quyết một cách hiệu quả.

Ông Craig Chittick, Đại sức Úc tại Việt Nam cho rằng: “Các số liệu về trải nghiệm của phụ nữ về bạo lực là bước đầu quan trọng trong việc ứng phó một cách đúng đắn và đầy đủ tới vấn đề này. Quan trọng hơn cả, các số liệu này cũng cho thấy phụ nữ và trẻ em gái, những người mà chúng ta đang hoàn toàn tin tưởng, rằng chúng ta có đủ can đảm để có thể giải quyết những tổn hại này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng chục nam giới bị vợ bạo hành bằng vũ lực
Hàng chục nam giới bị vợ bạo hành bằng vũ lực

VOV.VN - Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Nghệ An ghi nhận 601 vụ bạo hành gia đình, trong đó có 58 nạn nhân là nam giới, 54 nạn nhân là nữ.

Hàng chục nam giới bị vợ bạo hành bằng vũ lực

Hàng chục nam giới bị vợ bạo hành bằng vũ lực

VOV.VN - Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Nghệ An ghi nhận 601 vụ bạo hành gia đình, trong đó có 58 nạn nhân là nam giới, 54 nạn nhân là nữ.

Hầu hết phụ nữ im lặng khi bị bạo hành
Hầu hết phụ nữ im lặng khi bị bạo hành

VOV.VN - Nhiều phụ nữ cho biết từng bị bạo hành và nhiều người trong số họ không tìm đến các dịch vụ hỗ trợ từ cộng đồng.

Hầu hết phụ nữ im lặng khi bị bạo hành

Hầu hết phụ nữ im lặng khi bị bạo hành

VOV.VN - Nhiều phụ nữ cho biết từng bị bạo hành và nhiều người trong số họ không tìm đến các dịch vụ hỗ trợ từ cộng đồng.

Những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận năm 2017
Những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận năm 2017

VOV.VN - Theo Cục Trẻ em, Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần can thiệp.

Những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận năm 2017

Những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận năm 2017

VOV.VN - Theo Cục Trẻ em, Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần can thiệp.