Nhộn nhịp Làng nghề đan lưới Thơm Rơm mùa nước lũ

VOV.VN - Lũ lớn tại ĐBSCL ngoài những thiệt hại do nước lũ gây ra, nhiều hộ dân trong khu vực đã biết khai thác nguồn lợi từ nước lũ để có thêm thu nhập.

Làng nghề đan lưới Thơm Rơm nằm trên Quốc lộ 91 thuộc phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Làng nghề này được hình thành cách nay hơn 40 năm khi một nhóm đồng bào miền Trung di cư về đây sinh sống. Chính vì vậy ở buổi đầu mọi người quen gọi là xóm lưới Huế dần về sau khi xóm lưới phát triển người dân gắn nó với địa danh nơi đây là xóm lưới Thơm Rơm.

Làng nghề giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Anh Phạm Phước Phương, chủ cơ sở sản xuất lưới, cho biết: Mặc dù giá thuê nhân công và một số nguyên liệu phục vụ sản xuất ngư cụ năm nay tăng gần 10% so với năm trước nhưng nhiều cơ sở ở đây vẫn không tăng giá bán sản phẩm để giữ chân khách hàng và mong tăng lợi nhuận từ việc tăng số lượng hàng sản xuất và bán ra.

Theo đó, lưới các loại có giá từ 60.000- 500.000 đồng/ tay; Lú từ 250.000 -400.000 đồng/ cái. Năm nay lũ lớn nên lượng khách trong vùng tìm đến đây mua các mặt hàng lưới nhiều gấp đôi so với năm trước.

Làng nghề đan lưới Thơm Rơm hầu như hoạt động quanh năm nhưng cao điểm nhất vẫn là vào mùa lũ, khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, khi nước tràn đồng nhu cầu đánh bắt cá của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long gia tăng. Lúc đó ai xuôi Quốc lộ 91 ngang qua đoạn này đều nhìn thấy vô số tay lưới óng ánh dưới nắng trời treo lủng lẳng trước máy hiên của từng cơ sở, tiếng đập chì trong từng căn hộ “cụp..cụp..” đều đặn vang lên hòa với tiếng cười đùa của nhân công, tiếng kẻ bán, người mua rộn rã.

Khách hàng tìm mua lưới.

Lưới sản xuất ở đây rất có uy tín trên thương trường, được người dân trong vùng ưa chuộng vì chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chắc, bền, được làm theo kiểu Huế tức là có phao, có chì làm cho mặt lưới khi giăng căng ra bắt được nhiều cá. Hiện những hộ nơi đây không chỉ kinh doanh độc mặt hàng lưới giăng cá mà còn sản xuất ra nhiều dụng cụ đánh bắt khác như chài, vó, vèo, lú …

Ông Trương Văn Nhớ ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai cho biết: "Cá năm nay nhiều gấp đôi năm trước, mỗi ngày kiếm được từ 200.000 -300.000 đồng. Chất lượng lưới ở Thơm Rơm này bắt đạt hơn, giăng lưới cá dính nhiều hơn bởi kỹ thuật bắt khác".

Hiện Làng nghề đan lưới Thơm Rơm có gần 40 hộ sản xuất chính và khoảng 200 hộ tham gia gia công, tập trung ở khu vực Tân Lợi và Tân Lợi 2, phường Tân Hưng, góp phần giải quyết việc làm cho gần 700 lao động chuyên nghiệp và khoảng 500 lao động thời vụ với thu nhập từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng/ ngày. Năm nay do lũ lớn nên các cơ sở sản xuất lưới ở đây phải thuê thêm nhân công và làm cả ban đêm mới đáp ứng kịp đơn đặt hàng của người dân.

Người dân đang bắt chì các tay lưới.

Ông Nguyễn Chí Hiếu- Phó Chủ tịch UBND phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt cho biết, làng nghề lưới Thơm Rơm được UBND Thành phố công nhận Làng nghề vào năm 2012. Trên cơ sở đó, chính quyền rất tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý cho làng nghề hoạt động. Thời gian qua, cơ sở làng nghề hoạt động tương đối ổn định. Mỗi cơ sở thu hút từ 100 - 200 lao động. Ngoài ra những hộ gia đình nhận những mặt hàng lưới, lú đem về nhà để gia công cho các cơ sở này cũng tạo công ăn việc làm trong lúc nhàn rỗi.

Ăn theo con nước lũ, ăn theo mùa cá về, những tay lưới đã làm nên cuộc đổi đời cho cư dân miền Trung trên quê hương thứ hai này. Năm nào có lũ lớn tràn về thì năm đó doanh thu của làng nghề đạt từ 40-45 tỷ đồng. Các mặt hàng lưới, lú của làng nghề đan lưới Thơm Rơm đã được phường Tân Hưng chọn tham gia chương trình “ Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Đây là cơ sở để làng nghề phát triển bền vững trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di dời làng nghề nước mắm: Hơn 10 năm chưa xong
Di dời làng nghề nước mắm: Hơn 10 năm chưa xong

VOV.VN - Chủ trương di dời các xưởng nước mắm đã có từ 10 năm trước với nhiều địa điểm được xem xét nhưng sau đó không thể triển khai.

Di dời làng nghề nước mắm: Hơn 10 năm chưa xong

Di dời làng nghề nước mắm: Hơn 10 năm chưa xong

VOV.VN - Chủ trương di dời các xưởng nước mắm đã có từ 10 năm trước với nhiều địa điểm được xem xét nhưng sau đó không thể triển khai.

Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có
Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có

VOV.VN - Hà Nội cần đầu tư nguồn lực tương xứng về máy móc thiết bị, có sở vật để từ đó trụ vững và phát triển các làng nghề.

Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có

Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có

VOV.VN - Hà Nội cần đầu tư nguồn lực tương xứng về máy móc thiết bị, có sở vật để từ đó trụ vững và phát triển các làng nghề.

Cháy lớn tại khu làng nghề mộc ở Đồng Nai
Cháy lớn tại khu làng nghề mộc ở Đồng Nai

VOV.VN - Tối 24/10 xảy ra một vụ cháy lớn tại khu vực làng nghề mộc ở phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Cháy lớn tại khu làng nghề mộc ở Đồng Nai

Cháy lớn tại khu làng nghề mộc ở Đồng Nai

VOV.VN - Tối 24/10 xảy ra một vụ cháy lớn tại khu vực làng nghề mộc ở phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Mỗi chi bộ của Đảng cần luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe
Mỗi chi bộ của Đảng cần luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe

VOV.VN -Ông Trần Thanh Mẫn: Mỗi chi bộ trong toàn Đảng bộ cần luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương...

Mỗi chi bộ của Đảng cần luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe

Mỗi chi bộ của Đảng cần luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe

VOV.VN -Ông Trần Thanh Mẫn: Mỗi chi bộ trong toàn Đảng bộ cần luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương...