Cẩn trọng với hiện tượng vùi dương vật ở trẻ

VOV.VN - Dương vật vùi là một bệnh ít gặp, tỷ lệ mắc bệnh <4% ở trẻ nam và ít được biết đến. Biểu hiện của bệnh là khám thấy lớp mỡ ở dưới da xung quanh gốc dương vật dầy, dương vật như bị lún, bị tụt vào trong lớp mỡ đó.

Vừa qua các bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật tạo hình dương vật thành công cho bé trai 13 tuổi bị vùi dương vật bẩm sinh.

Bé trai N.N.S (13 tuổi, địa chỉ quận Long Biên, Hà Nội), cùng mẹ đến khám tại khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với lý do dương vật vùi và dính vào da bìu, dù đang ở tuổi dậy thì nhưng chưa thấy dương vật dài ra.

Theo lời của mẹ bệnh nhân, khi cháu còn bé, gia đình cũng không quan tâm đến dương vật của cháu chỉ nghĩ là cháu còn bé, chưa dậy thì nên chưa phát triển. Tuy nhiên gần đây, cháu N.N.S lo lắng đã chia sẻ bất thường về bộ phận sinh dục của mình với gia đình để được đưa đi khám.

Qua quá trình thăm khám các bác sĩ tại Khoa nam học đã chẩn đoán bệnh nhân dương vật vùi vào da bìu. Bệnh nhân có chỉ định mổ, rạch da hai bên thân dương vật dính vào bìu rồi bộc lộ dương vật ra khỏi da bìu sau đó khâu lại vết mổ. Sau 1 giờ, ca phẫu thuật đã được các bác sĩ thực hiện thành công, bệnh nhân được băng cố định, thay băng hàng ngày.

Theo BSCK2 Nguyễn Văn Phúc, khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Dương vật vùi là một bệnh ít gặp, tỷ lệ mắc bệnh <4% ở trẻ nam và ít được biết đến. Biểu hiện của bệnh là khám thấy lớp mỡ ở dưới da xung quanh gốc dương vật dầy, dương vật như bị lún, bị tụt vào trong lớp mỡ đó. Trẻ sẽ thấy dương vật của mình ngắn và nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng dương vật vùi bẩm sinh có thể gây ra các biến chứng về cơ quan sinh dục - tiết niệu, ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu không điều trị sau này có thể ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục và sinh con”.

Bác sĩ Phúc cho biết thêm, bố mẹ cũng có thể phát hiện bệnh khi thấy dương vật của con mình nhỏ hơn dương vật của các bạn cùng độ tuổi. Khi trẻ đi tiểu gặp khó khăn, trẻ quấy khóc, dẫy dụa. Khi tiểu tiện, bao quy đầu của trẻ phồng lên, tia nước tiểu yếu, ngắt quãng.

Các bác sĩ khuyến cáo, các phụ huynh cần chú ý các bất thường bộ phận sinh dục của trẻ. Khi thấy những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở nam khoa uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn cũng như điều trị kịp thời.

Nghe chương trình tại đây:

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em
Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em

VOV.VN - Các bệnh về tai mũi họng thường có triệu chứng đa dạng, trẻ có thể trạng khác nhau thì biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Do đó, cha mẹ thường dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua dấu hiệu bệnh. Điều đáng lo ngại là những bệnh lý này ở trẻ thường tiến triển rất nhanh và có thể trở nặng nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời.

Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em

Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em

VOV.VN - Các bệnh về tai mũi họng thường có triệu chứng đa dạng, trẻ có thể trạng khác nhau thì biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Do đó, cha mẹ thường dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua dấu hiệu bệnh. Điều đáng lo ngại là những bệnh lý này ở trẻ thường tiến triển rất nhanh và có thể trở nặng nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời.

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ
Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ

VOV.VN - Sau khi vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng đã được cung ứng trở lại các địa phương, các bậc cha mẹ cần lưu ý gì khi đưa con em mình đi tiêm phòng? Đâu là những điều các gia đình quan tâm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho bé. Đây cũng là nội dung mà TS.BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh tư vấn đến các bậc cha mẹ.

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ

VOV.VN - Sau khi vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng đã được cung ứng trở lại các địa phương, các bậc cha mẹ cần lưu ý gì khi đưa con em mình đi tiêm phòng? Đâu là những điều các gia đình quan tâm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho bé. Đây cũng là nội dung mà TS.BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh tư vấn đến các bậc cha mẹ.

Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?
Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?

VOV.VN - Trẻ sơ sinh lớn lên bằng bài tiết nên cần được tắm hằng ngày, trừ những ngày nhiệt độ dưới 10℃ mà trong nhà không đảm bảo đủ nhiệt độ phòng 28℃.

Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?

Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?

VOV.VN - Trẻ sơ sinh lớn lên bằng bài tiết nên cần được tắm hằng ngày, trừ những ngày nhiệt độ dưới 10℃ mà trong nhà không đảm bảo đủ nhiệt độ phòng 28℃.

Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông
Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông

VOV.VN - Mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Do đó, cha mẹ nên bảo đảm khẩu phần ăn của trẻ có 60% chất đạm trong mỗi bữa ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh thường mắc.

Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông

Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông

VOV.VN - Mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Do đó, cha mẹ nên bảo đảm khẩu phần ăn của trẻ có 60% chất đạm trong mỗi bữa ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh thường mắc.