Nỗ lực “chắp cánh” cho học sinh vùng biên giới Mường Tè

VOV.VN - Dù trường chưa có chế độ ăn bán trú, đường đến trường đi lại khó khăn, song những học sinh huyện Mường Tè, Lai Châu vẫn chăm chỉ đến lớp mỗi ngày. 

Giờ ra chơi, từng tốp học sinh ùa ra sân trường làm huyên náo một góc rừng. Từng nhóm vui đùa bên các trò chơi truyền thống như nhảy dây, ô ăn quan... Chưa năm học nào, Trường Tiểu học Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè lại có tỷ lệ học sinh chuyên cần đông như năm nay, khi gần 250 học sinh thường xuyên có mặt ở lớp. Mặc dù nhà trường không có chế độ bán trú, điều kiện kinh tế của đồng bào còn nhiều khó khăn, nhưng các em học sinh dân tộc Cống, Mảng, La Hủ vẫn chăm chỉ đến lớp mỗi ngày.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng những học sinh Mường Tè vẫn chăm chỉ đến lớp mỗi ngày. (Ảnh minh họa) 

Em Phùng Mò Dé, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Pa Vệ Sủ cho biết: "Nhà em có 5 anh chị em thì cả 5 đều đi học. Về trường học chữ, được gặp gỡ bạn bè, vừa chơi vừa học nên em và các bạn ai cũng rất vui. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này về giúp bà con trong bản bớt nghèo".

Dù không có chương trình bán trú, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, nhưng các thầy cô giáo Trường Tiểu học Pa Vệ Sủ luôn tìm cách khắc phục.

Đối với công tác giảng dạy, các thầy cô luôn tìm tòi, sáng tạo, đưa các trang thiết bị gần gũi với đời sống lên lớp để các em dễ hiểu, dễ nhận biết. Ngoài giờ trên lớp, nhà trường còn tổ chức dạy kỹ năng sống và nhiều hoạt động thiết thực, tạo môi trường vui chơi thoải mái, gần gũi, giúp học sinh tự tin và luôn gắn bó với trường như gia đình. 

Thầy Vũ Văn Viện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè cho biết đ duy trì sĩ số, sự chuyên cần đến lớp, các thầy cô giáo thường xuyên đến từng hộ gia đình động viên. Ngoài việc học, các học sinh còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, trau dồi kỹ năng sống.

Năm học 2017 – 2018, huyện Mường Tè có 51 trường, 653 lớp và 14 nghìn học sinh ở 3 cấp học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trong đó có 24/51 trường học sinh được hưởng chế độ bán trú. 

Ngoài thực hiện tốt các chính sách đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng tích cực kêu gọi, vận động các tổ chức chính trị xã hội, nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ giúp đỡ học sinh. Nhờ đó, đời sống của các em được cải thiện đáng kể, giúp các em vươn lên trong học tập. 

Bà Lý Mỹ Ly, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết: "Để duy trì sĩ số, thu hút các em đến trường, ngoài công tác chuyên môn, chúng tôi rất chú trọng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các em. Mỗi thầy cô luôn phải đến sớm để chuẩn bị đầy đủ chu đáo bữa ăn cho các em".

Cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành; tình thương yêu và sự tận tụy của mỗi thầy cô giáo là động lực giúp học sinh các dân tộc ở vùng biên giới Mường Tè chắp cánh bay cao, bay xa./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La: Học sinh vùng lũ Phù Yên đã trở lại học bình thường
Sơn La: Học sinh vùng lũ Phù Yên đã trở lại học bình thường

VOV.VN - Sau 1 tuần nghỉ học do ảnh hưởng của trận lũ, hôm nay (16/10), học sinh các trường học tại huyện Phù Yên (Sơn La) đã trở lại lịch học bình thường.

Sơn La: Học sinh vùng lũ Phù Yên đã trở lại học bình thường

Sơn La: Học sinh vùng lũ Phù Yên đã trở lại học bình thường

VOV.VN - Sau 1 tuần nghỉ học do ảnh hưởng của trận lũ, hôm nay (16/10), học sinh các trường học tại huyện Phù Yên (Sơn La) đã trở lại lịch học bình thường.

Nhiều trường ở Nghệ An bị chìm trong nước lũ, học sinh phải nghỉ học
Nhiều trường ở Nghệ An bị chìm trong nước lũ, học sinh phải nghỉ học

VOV.VN - Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều trường học vẫn đang bị nhấn chìm trong nước lũ khiến học sinh không thể đến trường.

Nhiều trường ở Nghệ An bị chìm trong nước lũ, học sinh phải nghỉ học

Nhiều trường ở Nghệ An bị chìm trong nước lũ, học sinh phải nghỉ học

VOV.VN - Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều trường học vẫn đang bị nhấn chìm trong nước lũ khiến học sinh không thể đến trường.