Thị trường lao động vùng Đông Nam Bộ kỳ vọng khởi sắc trong năm 2021

VOV.VN - TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương– nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất khu vực Đông Nam Bộ với hàng triệu công nhân lao động, thị trường lao động đang ấm dần lên, kỳ vọng một năm mới khởi sắc.

2020 là một năm đầy sóng gió với thị trường lao động cả nước, nhất là ở khu vực phát triển sôi động như Đông Nam bộ. Dịch Covid– 19 hoành hành khiến hàng ngàn công nhân ở khu vực này thất nghiệp. Bước sang năm 2021, dịch Covid-19 trên toàn thế giới vẫn diễn biến khó lường, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng khó khăn chung. Tại TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương– nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất khu vực Đông Nam Bộ với hàng triệu công nhân lao động, thị trường lao động đang ấm dần lên, kỳ vọng một năm mới khởi sắc.

Nhu cầu tuyển dụng gia tăng

Những tháng trước đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường lao động tại Đồng Nai rất trầm lắng. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc liên tục cắt giảm lao động khiến nhiều người mất việc làm. Thế nhưng kể từ đầu quý 4, các doanh nghiệp trên địa bàn từng bước tuyển dụng lao động trở lại, nhu cầu tuyển dụng tăng dần lên. Nhiều doanh nghiệp, ngành hàng thậm chí khó tuyển đủ nhu cầu. 

Bà Trần Thị Thùy Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Đồng Nai cho biết, thời điểm cuối năm, tại 26 sàn giao dịch của trung tâm, có 524 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng 38.223 lao động. Tuy nhiên, mới chỉ có 8.985 lao động đến tham gia tuyển dụng và chỉ gần một nửa số đó đạt yêu cầu. Thêm vào đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm được các đơn hàng xuất khẩu năm 2021, có nhu cầu tuyển số lượng lao động lớn...nên tuyển dụng gặp nhiều khó khăn.

Cũng theo bà Trần Thị Thùy Trâm, hiện lực lượng lao động phổ thông không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp: "Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tập trung vào nhóm lao động sơ cấp và lao động phổ thông, thuộc nhóm ngành giày da, dệt nhuộm, may, thiết kế thời trang. Nhóm ngành thu hút các lao động có trình độ từ trung cấp, công nhân kỹ thuật có trình độ cao đẳng đại học trở lên là thuộc nhóm tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, thống kê, nhóm cơ khí, công nghệ lắp ráp ô tô".

Còn tại TPHCM, dự kiến năm 2021 thị trường lao động của TP có 280.000– 300.000 chỗ làm, trong đó có 140.000 chỗ việc làm mới. Nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành như kinh doanh- thương mại chiếm 20,16%, điện tử- công nghệ thông tin chiếm 11%; dịch vụ - phục vụ chiếm 7,25%; cơ khí - tự động hóa chiếm 5,6%...tổng nhu cầu. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cũng đã khảo sát cụ thể yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp cần: 85,8% lao động qua đào tạo; 25,21% lao động có trình độ sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề; 21,3% trình độ Trung cấp chiếm; 18% trình độ Cao đẳng chiếm 18%, và 21,29% trình độ Đại học trở lên.

Chú trọng lao động có tay nghề

Theo Tiến sĩ Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp đang quan tâm đến thao tác, kỹ năng làm việc của người lao động là chính chứ không phải là trình độ học vấn. Đặc biệt, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cho năm 2021 thì đều tăng cường tuyển dụng ngay từ cuối năm 2020 và lấy đó là một yếu tố đánh giá lao động: "Tuyển dụng lao động cuối năm là đánh giá được thái độ nghề nghiệp của người lao động. Đó là yếu tố doanh nghiệp rất cần, bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp, năng suất lao động, và họ chấm những người đó làm việc lâu dài, đó là cầu nối, là nền tảng. Doanh nghiệp họ có mong muốn đối với người đến làm việc là thái độ nghề nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc nhóm".

Còn tại Bình Dương, dịch Covid đã khiến hơn 530.000 lượt người lao động làm việc tại các doanh nghiệp bị mất việc, nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động… Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 9 và quý 4/2020, tình hình sản xuất, kinh doanh đã có chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều giải pháp để duy trì việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động và giữ chân người lao động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã có những đơn hàng mới cần tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Theo số liệu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, đến nay có 7.865 lượt doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng hơn 146.730 vị trí.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương cho biết, thị trường lao động trong tỉnh “ấm” lên và có xu hướng chuyển dịch lao động từ các doanh nghiệp ngưng sản xuất sang các doanh nghiệp đã phục hồi. Trung tâm đang tăng cường các các hoạt động kết nối thông tin thị trường lao động, giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp, giúp người lao động có việc làm: “Đối với người lao động ở các tỉnh thông qua sàn việc làm online sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp ở Bình Dương chưa phải mất thời gian, công sức vào đây phỏng vấn. Khi phỏng vấn đạt yêu cầu mức lương, công việc phải làm thì mới vào trực tiếp Bình Dương xin việc. Như vậy, người lao động sẽ tìm hiểu được nhiều thông tin và sẽ rút ngắn quãng đường và chi phí”.

Mặc dù tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, tuy nhiên kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng từ các nước trên thế giới. Vì vậy, thị trường lao động vẫn bị tác động mạnh, từ đó cũng tạo những phân khúc, kỹ năng mới. Các chuyên gia cho rằng, những người mất việc làm khi tham gia thị trường lao động cần tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là thích ứng với những yêu cầu công việc mới trong mọi tình huống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản  nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?
Kịch bản nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?

VOV.VN - Các chuyên gia lao động cho rằng, thị trường lao động trong thời gian tới có khởi sắc hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới.

Kịch bản  nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?

Kịch bản nào cho thị trường lao động Việt Nam 2021?

VOV.VN - Các chuyên gia lao động cho rằng, thị trường lao động trong thời gian tới có khởi sắc hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới.

Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?
Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

VOV.VN - Sáng nay (11/12), tại Hà Nội, báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030, tầm nhìn 2045”.

Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030 theo hướng nào?

VOV.VN - Sáng nay (11/12), tại Hà Nội, báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển thị trường lao động hiện đại tới 2030, tầm nhìn 2045”.

Thị trường lao động cuối năm có bớt màu xám để bứt phá?
Thị trường lao động cuối năm có bớt màu xám để bứt phá?

VOV.VN - Thị trường lao động Việt Nam thời gian tới vẫn sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch Covid-19. Ngay cả khi dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, kinh tế vẫn khó bứt phá do chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng, đứt gãy.

Thị trường lao động cuối năm có bớt màu xám để bứt phá?

Thị trường lao động cuối năm có bớt màu xám để bứt phá?

VOV.VN - Thị trường lao động Việt Nam thời gian tới vẫn sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch Covid-19. Ngay cả khi dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, kinh tế vẫn khó bứt phá do chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng, đứt gãy.