​ Nước từ thượng nguồn về tới ĐBSCL vẫn còn là một ẩn số

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay đã có 3 đợt xả nước từ thượng nguồn về hạ nguồn ĐBSCL.Nước từ thượng nguồn về tới ĐBSCL vẫn còn là một ẩn số

Ngày 1/4, mực nước đo được ở thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu tại khu vực Tân Châu và Châu Đốc cho thấy đạt mức 1,65m, tăng khoảng 16 cm so với trước đó. Nhiều trạm đo khác cũng cho thấy mực nước tăng từ 15 - 20cm. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu khoa học, với lượng nước này chưa có gì đáng kể trong việc kỳ vọng giúp ĐBSCL đẩy mặn.

Từ đầu năm đến nay đã có 3 đợt xả nước từ thượng nguồn về hạ nguồn ĐBSCL. Trong tháng giêng, tháng hai và tháng 3. Riêng trong tháng 3 vừa qua đã có xả nước từ thượng nguồn chứ không đợi đến ngày 15/3 khi Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả nước.

Mực nước tại Tân Châu có tăng nhưng không đáng kể.
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu Cần Thơ phân tích, hiện nay, tình hình khô hạn đang diễn ra trên toàn bộ các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia. Do đó, khi nước từ thượng nguồn chảy qua lãnh thổ các quốc gia này, không thể nào ngăn cản nông dân của họ lấy nước vào đồng ruộng để cứu hạn.

Kể cả khi nước còn thừa thì các vùng trũng, dòng nhánh, khu đất ngập nước dọc lưu vực sông Mekong sẽ tiếp tục gom nước. Do đó, nước khi về tới ĐBSCL sẽ không đáng kể. Ông Vinh nói: “Hiện nay lưu lượng tại Tân Châu đo được là hơn 400 m3/giây. Tức so với thời điểm hạn bình thường hàng năm lưu lượng này chưa bằng phân nửa. Vì vậy, nước ở thượng nguồn đổ về đủ cho các địa phương đẩy mặn cần nghiên cứu thêm”. 

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ thông tin, qua một số phân tích về số liệu thủy văn trên sông Mekong cho thấy sự thay đổi mực nước đo được tại Tân Châu và Châu Đốc hiện nay so với từ khi tuyên bố xả nước ở đập Cảnh Hồng thay đổi không đáng kể. Có một số dấu hiệu cho thấy lưu lượng nước tại Tân Châu gia tăng lên nhưng cũng không thể không nói đến việc Lào xả nước xuống và tác động của thủy triều.

Qua việc quan sát số liệu tại trạm Chiang Sean – Thái Lan là nơi gần đập Cảnh Hồng – Trung Quốc thấy rằng là mực nước từ Cảnh Hồng xả ra không hơn gì 2015. Có nghĩa là khả năng đẩy mặn cho ĐBSCL không phải là lớn.

Bên cạnh đó, một vấn đề đáng quan tâm là sau thời điểm 10/4, Trung Quốc có tiếp tục xả nước về vùng hạ lưu nữa hay không? Bởi theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, khi nghe có tin nước sẽ về, nhiều hộ nông dân trồng lúa ven biển đã bắt đầu xuống giống, gieo mạ để chờ nước từ thượng nguồn: “Điều này chúng tôi cũng cảnh báo với người dân không nên vội vàng nghe những thông tin đó mà xuống giống ồ ạt trong vụ hè thu.

Bởi khả năng từ nay đến hết tháng 4 và có thể qua giữa tháng 5 vẫn nắng hạn gay gắt và mưa chưa tới. Nếu xuống giống có khả năng là mạ chết. trong thực tế chứng minh một số nông dân vội vã xuống giống làm lúa chết. Vì thế, phải thường xuyên theo dõi số liệu đo đạc từ Trung tâm thủy văn; đồng thời nghe khuyến cáo của nhà khoa học”. 

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cho biết việc Trung Quốc xả lũ từ đập Cảnh Hồng với lưu lượng 2.190 m3/giây từ ngày 15/3 đến 10/4 cũng phải mất 10-15 ngày mới về đến ĐBSCL. Vì thế, lượng nước này về đến ĐBSCL có còn được 20% hay không cũng rất khó nói. Nhưng theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, có lẽ là không đáng bao nhiêu vì nó phải đi qua các vùng hạn và quãng đường dài hơn 2.000 km. Chính vì thế, lượng nước này tác dụng cho việc đẩy mặn, chống hạn ở ĐBSCL là không lớn.

Thực tế cho thấy ĐBSCL chỉ có thể tự chủ 5% lượng nước từ sông Mekong, 95% lượng nước còn lại phụ thuộc các quốc gia ở thượng nguồn. Vì vậy, theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ cần phải chủ động hợp tác với các quốc gia này với cơ chế, giải pháp sử dụng nguồn nước từ dòng sông này 1 cách công bằng hợp lý, không gây hại cho quốc gia nào. Ông Tứ nói: “Chính Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 17/3 nói rằng nước về tới hạ nguồn được khoảng 20%. Như thế tiềm vọng trong 2.190 m3/giây được bao nhiêu?. Có một giọt nước trong mùa khô cũng rất qu‎ý nhưng đừng hy vọng quá lớn. Bởi như thế sẽ tạo ra những thay đổi mà chúng ta nói rằng nước từ thượng nguồn về cứu được ĐBSCL. Như thế rất khó cho chúng ta. Bởi thế về lâu dài chúng ta luôn trông chờ giống như người dân trước đây chứa nước bằng bể, lu, khạp, ao hồ. Bây giờ đô thị phát triển nên không còn nên trông chờ vào các trạm cấp nước tập trung. Như thế khi không có nước thì người dân lại lao đao thì đó là sự lẩn quẫn”. 

Nước từ thượng nguồn về tới ĐBSCL sẽ còn được bao nhiêu để giúp khu vực hạ lưu đẩy mặn, giảm khô hạn vẫn còn là một ẩn số. Còn vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay cho thấy các nhà quản l‎ý cũng nên cho người dân biết thời điểm nào nên lấy nước để phục vụ sản xuất. Bởi hiện nay người dân ĐBSCL đang nóng lòng sản xuất vụ hè thu khi giá lúa đang tăng cao. Nhưng nếu thông tin đến không đầy đủ thì có lẽ thiệt hại sẽ lớn hơn cho sản xuất rất nhiều./.

                                                                      

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBSCL làm rõ nguyên nhân khiến giá lúa tăng vọt
ĐBSCL làm rõ nguyên nhân khiến giá lúa tăng vọt

VOV.VN - Việc có nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết từ năm 2015 là 1 trong 6 nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên.

ĐBSCL làm rõ nguyên nhân khiến giá lúa tăng vọt

ĐBSCL làm rõ nguyên nhân khiến giá lúa tăng vọt

VOV.VN - Việc có nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết từ năm 2015 là 1 trong 6 nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên.

Mực nước sông Mekong tăng – tín hiệu vui cho người dân ĐBSCL
Mực nước sông Mekong tăng – tín hiệu vui cho người dân ĐBSCL

VOV.VN -Nước sông Mekong đoạn chảy qua thủ đô Vientiane, Lào đã tăng lên nhanh chóng trong những ngày gần đây.

Mực nước sông Mekong tăng – tín hiệu vui cho người dân ĐBSCL

Mực nước sông Mekong tăng – tín hiệu vui cho người dân ĐBSCL

VOV.VN -Nước sông Mekong đoạn chảy qua thủ đô Vientiane, Lào đã tăng lên nhanh chóng trong những ngày gần đây.

Doanh nghiệp ĐBSCL chủ động hội nhập
Doanh nghiệp ĐBSCL chủ động hội nhập

VOV.VN - Hội nhập là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu của doanh nghiệp ĐBSCL so với các nước khác.

Doanh nghiệp ĐBSCL chủ động hội nhập

Doanh nghiệp ĐBSCL chủ động hội nhập

VOV.VN - Hội nhập là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu của doanh nghiệp ĐBSCL so với các nước khác.

Trung Quốc xả nước chỉ là giải pháp chống hạn tạm thời ở ĐBSCL
Trung Quốc xả nước chỉ là giải pháp chống hạn tạm thời ở ĐBSCL

VOV.VN -Trung Quốc sẽ thực hiện xả nước giải quyết "cơn khát" của ĐBSCL. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây mới chỉ là giải pháp tạm thời.

Trung Quốc xả nước chỉ là giải pháp chống hạn tạm thời ở ĐBSCL

Trung Quốc xả nước chỉ là giải pháp chống hạn tạm thời ở ĐBSCL

VOV.VN -Trung Quốc sẽ thực hiện xả nước giải quyết "cơn khát" của ĐBSCL. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây mới chỉ là giải pháp tạm thời.

Giá lúa ĐBSCL tăng cao: Nhà nông hớn hở, doanh nghiệp lo lắng
Giá lúa ĐBSCL tăng cao: Nhà nông hớn hở, doanh nghiệp lo lắng

VOV.VN - Giá lúa gạo ở ĐBSCL đang có xu hướng tăng cao, nguyên nhân được cho là do hạn mặn xâm nhập và hạn hán gay gắt khiến năng suất lúa giảm mạnh.

Giá lúa ĐBSCL tăng cao: Nhà nông hớn hở, doanh nghiệp lo lắng

Giá lúa ĐBSCL tăng cao: Nhà nông hớn hở, doanh nghiệp lo lắng

VOV.VN - Giá lúa gạo ở ĐBSCL đang có xu hướng tăng cao, nguyên nhân được cho là do hạn mặn xâm nhập và hạn hán gay gắt khiến năng suất lúa giảm mạnh.

Cần liên kết “4 nhà” phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL
Cần liên kết “4 nhà” phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL

VOV.VN - Cần liên kết “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp để phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL.

Cần liên kết “4 nhà” phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL

Cần liên kết “4 nhà” phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL

VOV.VN - Cần liên kết “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp để phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL.