Phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm khu vực đánh bắt

VOV.VN - "Phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định đánh bắt cá của Việt Nam và Quốc tế"

Ngành thủy sản Việt Nam có thể bị rút “thẻ đỏ”

Sáng 21/6, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo quốc gia về IUU (Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định). Chủ trì cuộc họp là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngoài ra có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đại diện các Bộ, Ban, Ngành ở Trung Ương và đại diện các địa phương có liên quan.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo quốc gia về IUU.

Ngày 20/5/2019, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về IUU.  Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2018 xảy ra 85 vụ/137/1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tiếp tục tăng so với năm 2017.

Đại diện Tổng cục Thủy sản báo cáo tại cuộc họp.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, tiếp tục diễn biến phức tạp khi xảy ra 41 vụ/69 tàu/271 ngư dân vi phạm. Các tỉnh có nhiều tàu cá vi phạm gồm Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bình Định…

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết: “Hiện tại chúng ta đang tránh nói tới vấn đề ngư dân của nước ta vi phạm khu vực đánh bắt, thực tế cho thấy các tàu thuyền đánh bắt của ngư dân đang vi phạm rất nhiều đặc biệt là vào cả vùng nuôi trồng của nước bạn để đánh bắt”.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết tại cuộc họp.

Theo Đại diện Bộ Quốc phòng, hiện tại cơ sở pháp lý còn lỏng lẻo, chưa xử lý nghiêm. Công tác phối hợp và phân định nhiệm vụ giữa các cơ quan chưa thực sự rõ ràng dẫn tới vẫn còn vướng mắc trong việc triển khai thực hiện.

Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết tại cuộc họp.

Trong khi đó, chia sẻ tại cuộc họp, đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng: “Công tác hậu cần nghề cá còn kém thậm chí là “nhếch nhác”, nhiều khi ra chợ cá xong về nhà không dám ăn”.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết trong thời gian qua ngành thủy sản nói chung, lĩnh vực khai thác thủy sản nói riêng đã có nhiều bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém chậm khắc phục, chưa đáp ứng được xu thế hội nhập.

Điều đó được thể hiện rõ nhất qua việc ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo "thẻ vàng" đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu vì Việt Nam thực hiện chưa tốt quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

Các đại biểu tham dự cuộc họp.

“Khi bị cảnh báo thẻ vàng, 100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Việt Nam bị kiểm tra khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ. Trường hợp bị áp dụng biện pháp "thẻ đỏ", tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Do EU là thị trường tín chỉ nên các thị trường khác có thể sẽ áp dụng biện pháp tương tự với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Theo Phó thủ tướng, thời gian qua Chính phủ, bộ ngành và các địa phương đã nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách để khắc phục những khuyến cáo của IUU. Nhưng đến nay kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu của EC. Đặc biệt, tàu cá và ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản vi phạm ở nước ngoài vẫn còn diễn ra, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Công tác giám sát tàu cá hoạt động trên biển, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác chưa tốt, xử lý các hành vi khai thác IUU chưa nghiêm, nguồn lực cho hoạt động chống khai thác IUU chưa được đầu tư đúng mức… Chính vì vậy mà chúng ta chưa tạo được bước đột phá trong công tác chống khai thác IUU.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Chúng ta đã có những cố gắng ban đầu để thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC, đặc biệt là vi phạm vùng biển nước ngoài tại các quốc đảo Thái Bình Dương. Các địa phương cũng bước đầu thực hiện các quy định về, khai báo, ghi chép, quản trị hoạt động khai thác cá bằng phần mềm. Tuy nhiên đến giờ phút này, các hoạt động chưa tạo ra được đột phá. Chúng ta phải tái cơ cấu để chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá phát triển bền vững. Đây là hoạt động lâu dài, bao gồm các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, chứ không phải chúng ta chỉ nhăm nhăm gỡ “thẻ vàng” vì theo một số khuyến nghị của EC".

Giải pháp để chống ICC

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ ngoại giao cho biết: “Hiện tại chúng tôi đã và đang tìm hiểu kinh nghiệm từ các như Thái lan và Philipines...Nhìn chung chúng ta đang đi đúng hướng. Trong thời gian tới chúng ta cần có giải pháp quyết liệt và phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các Bộ, Ngành và các cơ quan có liên quan để đạt được kết quả tốt hơn”, đại diện Bộ ngoại giao cho biết.

Đại diện tỉnh Quảng Ninh chia sẻ tại cuộc họp.

Trong khi đó theo đại diện tỉnh Quảng Ninh: “Để giải quyết các vấn đề trên thì công tác tuyên truyền là quan trọng nhất, làm sao để nhân dân hiểu và thay đổi hành vi. Phải xác định rõ ranh giới đánh bắt để ngăn chặn không để ngư dân vi phạm. Ngoài ra cần có biện pháp mạnh, chế tài xử lý cần phải chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc để tránh đánh bắt huỷ diệt trên toàn quốc”.

Đại diện tỉnh Phú Yên phát biểu tại cuộc họp.

Đại diện tỉnh Phú Yên đề xuất tại cuộc họp:  “Chúng ta nên thuê các bên để xây dựng hệ thống giám sát hành trình giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn các tàu cá. Cần có hệ thống phần mềm để quản lý nhật ký hành trình, nguồn gốc thủy sản, sản lượng của các tàu cá”.

Phát biểu về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị tập trung đánh giá kết quả đạt được và chỉ rõ tồn tại, hạn chế của bộ ngành, địa phương trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn về công tác chỉ đạo, điều hành, đầu tư nguồn lực về vật chất, con người, cách thức tổ chức triển khai thực hiện để ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo ‘thẻ vàng" của EC đối với Việt Nam.

“Phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định đánh bắt cá của Việt Nam và Quốc tế. Về lâu dài phải đảm bảo cho nghề cá Việt Nam phát triển bền vững. Đây cũng là những mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế Biển Việt Nam”, Phó Thủ tướng cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần xử lý hình sự các tàu cá vi phạm vùng đánh bắt
Cần xử lý hình sự các tàu cá vi phạm vùng đánh bắt

VOV.VN - Các tàu cá của ngư dân Việt Nam có tình trạng làm giả biển tàu nước ngoài và từng bị các nước xử tù, bắn trọng thương, nhấn chìm tàu.

Cần xử lý hình sự các tàu cá vi phạm vùng đánh bắt

Cần xử lý hình sự các tàu cá vi phạm vùng đánh bắt

VOV.VN - Các tàu cá của ngư dân Việt Nam có tình trạng làm giả biển tàu nước ngoài và từng bị các nước xử tù, bắn trọng thương, nhấn chìm tàu.

Tàu cá vi phạm về Đăng kiểm sẽ bị xử lý nghiêm khắc
Tàu cá vi phạm về Đăng kiểm sẽ bị xử lý nghiêm khắc

VOV.VN - Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, tàu cá vi phạm về Đăng kiểm bị xử phạt tới 50 triệu đồng và tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 3-6 tháng.

Tàu cá vi phạm về Đăng kiểm sẽ bị xử lý nghiêm khắc

Tàu cá vi phạm về Đăng kiểm sẽ bị xử lý nghiêm khắc

VOV.VN - Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, tàu cá vi phạm về Đăng kiểm bị xử phạt tới 50 triệu đồng và tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 3-6 tháng.

Ngăn chặn 22 tàu cá vi phạm an toàn đường ống dẫn khí dưới biển
Ngăn chặn 22 tàu cá vi phạm an toàn đường ống dẫn khí dưới biển

VOV.VN- Trong hai ngày 4 và 5/5, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện 22 tàu cá vi phạm hành lang an toàn đường ống dẫn khí dưới biển.

Ngăn chặn 22 tàu cá vi phạm an toàn đường ống dẫn khí dưới biển

Ngăn chặn 22 tàu cá vi phạm an toàn đường ống dẫn khí dưới biển

VOV.VN- Trong hai ngày 4 và 5/5, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện 22 tàu cá vi phạm hành lang an toàn đường ống dẫn khí dưới biển.

Bình Định thu hồi giấy phép các tàu cá vi phạm ở ngư trường ngoài tỉnh
Bình Định thu hồi giấy phép các tàu cá vi phạm ở ngư trường ngoài tỉnh

VOV.VN - Có khoảng 30% tàu cá Bình Định thuộc diện đăng kiểm đang hoạt động ở các ngư trường ngoài tỉnh hằng năm không về địa phương.

Bình Định thu hồi giấy phép các tàu cá vi phạm ở ngư trường ngoài tỉnh

Bình Định thu hồi giấy phép các tàu cá vi phạm ở ngư trường ngoài tỉnh

VOV.VN - Có khoảng 30% tàu cá Bình Định thuộc diện đăng kiểm đang hoạt động ở các ngư trường ngoài tỉnh hằng năm không về địa phương.