Qua camera quan sát an ninh trật tự bắt được hàng chục tội phạm

VOV.VN - Mô hình “Camera quan sát an ninh trật tự” đang góp phần bảo vệ an ninh trật tự, đem lại bình yên cho thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 122 mô hình quần chúng tự quản, tự phòng về an ninh trật tự, trong đó có trên 50 mô hình hoạt động có hiệu quả trong phòng chống tội phạm về trật tự xã hội. Trong đó, "Camera quan sát an ninh trật tự”  là một mô hình được đánh giá có hiệu quả cao.

Công an quận Gò vấp giám sát tình hình an ninh trật tự hiệu quả 
nhờ mô hình Camera quan sát 

Tuy nhiên, mới chỉ có quận Gò Vấp nhân rộng mô hình này đến tận các khu phố, còn nhiều quận huyện khác vẫn đang loay hoay triển khai.

Trước màn hình LCD quan sát được bố trí ở trụ sở Công an Phường 12, Quận Gò Vấp, tổ trực ban gồm công an, dân phòng dễ dàng giám sát các trục đường chính, ngõ hẻm ra vào địa bàn.

Qua bộ đàm, trực ban có thể trao đổi nhanh với lực lượng ở cơ sở để nhắc nhở xử lý tình trạng lấn chiếm lòng lề đường. Quan trọng hơn, trực ban còn quan sát hiệu quả các khu vực tuyến đường, địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp tài sản, đánh nhau, tệ nạn xã hội để có hướng xử lý kịp thời. Đó là nhờ 300 camera đã được lắp đặt ở tất cả các khu phố của Phường 12. Phần lớn chi phí để mua thiết bị và lắp đặt là do người dân đóng góp.

Bà Bùi Thị Khánh, Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố 13, Phường 12, quận Gò Vấp cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến kinh phí có vượt quá sức đóng góp hay không. Đặc biệt là việc vận hành, bảo trì và hiệu quả giám sát an ninh trật tự được lâu bền ra sao. Khi triển khai, chúng tôi chuẩn bị kỹ thông tin dự án bằng văn bản đàng hoàng, trong đó tiền bạc là phải rõ ràng và có hiệu quả bền vững cho bà con, chứ địa phương không làm theo phong trào”.  

Từ hiệu quả của mô hình camera quan sát an ninh trật tự tại Phường 12, nhiều phường khác của quận Gò Vấp đã tích cực vận động và người dân đồng tình, chung tay thực hiện mô hình này. Chỉ trong hai năm trở lại đây, trên đại bàn quận Gò Vấp đã lắp đặt gần 1.300 camera với 35 màn hình quan sát.

Qua hệ thống camera này, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 56 vụ việc, bắt giữ gần 80 đối tượng và kịp thời ngăn chặn được 23 vụ tụ tập gây rối, có biểu hiện nghi vấn hoạt động tội phạm.

Mô hình này cũng được người dân một số nơi trong thành phố học hỏi, làm theo nhưng chưa nhiều. Cả thành phố có khoảng trên 2.000 camera quan sát an ninh trật tự hơn một nửa là ở quận Gò Vấp.

Trên thực tế, hiệu quả của mô hình đã có, vậy tại sao các địa phương khác chưa mặn mà? Có quận trong hai năm chỉ lắp đặt được 8 camera với lý do thiếu kinh phí. Ngoài kinh phí mua thiết bị, các địa phương còn lo về kinh phí để vận hành, bảo trì lâu dài. Một số nơi cho biết, hàng năm, địa phương đã vận động người dân đóng góp các khoản cố định rồi, nếu thu thêm tiền để mua camera nữa rất ngại. Có nơi do chưa có sự tìm hiểu kỹ về mô hình này nên đi vận động chưa thuyết phục. Ông Trần Vũ Văn, một người dân phường Tân Thuận Đông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Tôi thấy mô hình này rất thiết thực, đó cũng là mong muốn của người dân. Tuy nhiên ở phường, khu phố chúng tôi chưa thấy triển khai về mô hình này, nếu được đặt vấn đề và làm tốt sẽ sẵn sàng đóng góp để làm”.

Trung tá Lê Thành Hưng, Trưởng Công an Phường 12, quận Gò Vấp cho rằng: Trong thực hiện mô hình này, cần tận dụng hết tiềm lực trong dân, khuyến khích chứ không bắt buộc tham gia. Một camera và đầu ghi hình hiện có giá từ 8 đến 10 triệu đồng, chỉ cần vận động mỗi hộ 500.000 đã có 1 bộ thiết bị để giám sát chung cho nhiều hộ. Chi phí vận hành nếu thuyết phục được các hộ có sẵn đường truyền Internet để gửi đầu ghi sẽ giảm đáng kể. Vấn đề còn lại chỉ là cho người dân thấy được hiệu quả để tham gia.

Trung tá Lê thành Hưng chia sẻ thêm: “Lực lượng bảo vệ dân phố, các ban ngành khu phố đều có thể cùng giám sát ở khu phố mình, khu vực của mình. Ngoài khu phố, người dân sống trong khu vực có camera đều được cài đặt phần mềm di động, đi đâu cũng có thể giám sát được. Đây là trách nhiệm cộng đồng, do đó tính tự giác, tụ nguyện của người tham gia đều gắn với tự nguyện và lợi ích chung và riêng nên không cần khoản chi phí bồi dưỡng nào khác”.

Mô hình “Camera quan sát an ninh trật tự” đang góp phần bảo vệ an ninh trật tự, đem lại bình yên cho thành phố. Chính quyền các địa phương và từng hộ gia đình cần tìm hiểu, xem xét để quyết định đóng góp thực hiện và vận hành mô hình như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưa lớn, giao thông TP HCM hỗn loạn
Mưa lớn, giao thông TP HCM hỗn loạn

(VOV) -Cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh vào đầu giờ chiều 15/5, làm nhiều cây xanh tại trung tâm thành phố bật gốc.

Mưa lớn, giao thông TP HCM hỗn loạn

Mưa lớn, giao thông TP HCM hỗn loạn

(VOV) -Cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh vào đầu giờ chiều 15/5, làm nhiều cây xanh tại trung tâm thành phố bật gốc.

Giao thông TP HCM hỗn loạn vì mưa
Giao thông TP HCM hỗn loạn vì mưa

VOV.VN -Tuy mưa không lớn, nhưng xe cộ đông đúc, nhiều người dừng lại giữa đường để mặc áo mưa khiến cho giao thông ùn tắc nặng.

Giao thông TP HCM hỗn loạn vì mưa

Giao thông TP HCM hỗn loạn vì mưa

VOV.VN -Tuy mưa không lớn, nhưng xe cộ đông đúc, nhiều người dừng lại giữa đường để mặc áo mưa khiến cho giao thông ùn tắc nặng.

Phạt “nguội” người vi phạm giao thông ở TP HCM: Phạt không dễ!
Phạt “nguội” người vi phạm giao thông ở TP HCM: Phạt không dễ!

VOV.VN - Ưu điểm của thiết bị giám sát giao thông thì đã rõ, nhưng xử phạt “nguội” đối với rất nhiều trường hợp vi phạm vẫn còn nhiều nan giải,

Phạt “nguội” người vi phạm giao thông ở TP HCM: Phạt không dễ!

Phạt “nguội” người vi phạm giao thông ở TP HCM: Phạt không dễ!

VOV.VN - Ưu điểm của thiết bị giám sát giao thông thì đã rõ, nhưng xử phạt “nguội” đối với rất nhiều trường hợp vi phạm vẫn còn nhiều nan giải,