Quản lý con trẻ thế nào khi nghỉ học kéo dài vì Covid-19?

VOV.VN - Kỳ nghỉ “bất đắc dĩ” của học sinh vì Covid-19 khiến không ít gia đình gặp khó khăn, nhất là việc truyền đạt kiến thức, quản lý giáo dục con cái. 

Hai tháng nay, cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Xuân Nghiệp (ngụ ở Cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM) bị đảo lộn khi vợ chồng anh phải thay phiên nhau sắp xếp công việc để ở nhà chăm sóc các con. Từ đầu dịch Covid-19 đến nay, các con của anh Nghiệp sinh hoạt theo một thời gian biểu đã định sẵn: Giờ nào ăn, giờ nào ngủ, giờ nào phải học và giờ nào thì được chơi. Mặc dù đã lên kế hoạch rất chi tiết, nhưng do không gian và môi trường ở nhà khác hẳn với ở lớp học, bố mẹ cũng không thể thay thế được vai trò của thầy cô nên các con thường hay lơ là, mất tập trung.

Bên cạnh đó, để cho trẻ cảm thấy không nhàm chán, phát huy được khả năng của mình cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Nhiều phụ huynh bối rối không biết làm thế nào để cân bằng giữa việc học và việc chơi của các con trong kỳ nghỉ kéo dài do dịch Covid-19.

Anh Nguyễn Xuân Nghiệp chia sẻ, mặc dù yên tâm hơn khi con ở nhà nhưng điều này cũng là thử thách không nhỏ đối với gia đình anh: "Cái khó là làm thế nào để cân bằng được việc học và việc chơi của các cháu. Mình ở nhà mình dạy cho bé thì vừa dạy vừa la mới ổn. Trẻ con bên cạnh học tập văn hóa thì phải hoạt động thể chất, không thể nhốt bé ở nhà mãi. Nên gia đình mình cũng kiếm không gian nào đó rộng, thoáng và ít người để cho bé chơi".

Còn gia đình anh Trần Trung Hải (ngụ phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) thì thời gian này nhẹ nhàng hơn, bởi cô con gái hiện đang học lớp 7 đã được rèn luyện tính tự lập. Từ đầu tuần, khi nhà trường chuyển giáo án online, con sẽ tự sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành bài tập. Đến cuối ngày hoặc cuối tuần, vợ chồng anh Hải chủ động hỏi thăm, chia sẻ với con như một người bạn và giúp con hiểu rằng, những ngày ở nhà không hề vô vị.

Bên cạnh nhiệm vụ học, gia đình anh cũng dành thời gian để dạy con hiểu hơn về dịch Covid-19; cách để bảo vệ bản thân, trang bị cho con một số kỹ năng mềm cần thiết cũng như rèn con kỹ năng phụ giúp gia đình trong việc chuẩn bị bữa cơm, dọn dẹp, lau nhà…  

Bố mẹ thỉnh thoảng nên cho các con đến những nơi thoáng đãng, an toàn để giúp con không bị chán nản vì ở nhà quá nhiều.

Anh Trần Trung Hải cho rằng, điều quan trọng là phải đặt mình vào vị trí của con, luôn đồng hành với con: "Nếu mình theo ông bà hồi trước, bắt ép từ trên xuống, bắt học cái này cái kia mà cháu không thích thì sẽ có phản ứng ngược lại. Mình bực mình, cáu kỉnh thì cháu cũng dễ bị stress. Cho nên gia đình chọn cách làm bạn với con thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn".

Theo ThS. tâm lý Lê Thị Minh Hoa, giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành TPHCM, khi đi học, bố mẹ dường như “khoán trắng” con cái cho nhà trường nên đến khi các con ở nhà dài ngày, nhiều bậc phụ huynh không tránh khỏi tình trạng bối rối. Nếu như bố mẹ có sự đồng hành với các con từ trước, thì thời gian này sẽ trôi qua thoải mái hơn. Để các con có thể vừa học, vừa chơi hiệu quả thì gia đình phải tạo được môi trường và cân bằng hai yếu tố này một cách hợp lý.

ThS. tâm lý Lê Thị Minh Hoa cho rằng, dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp và chưa biết đến bao giờ mới thực sự an toàn để mọi nhịp sống trở lại như cũ. Nhưng con trẻ vẫn đang lớn và cần được lớn. Do đó, không thể “nhốt” mãi con trong nhà. Thay vào đó, phụ huynh có thể chọn những không gian thoáng đãng, an toàn để thỉnh thoảng đưa con đi chơi, tập thể dục thể thao.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sáng tạo nhiều kênh giải trí phù hợp với các con. Có thể là cho con may một chiếc gối bông, tự làm đồ tái chế, hay lớn hơn nữa để cho con tự mày mò sửa chữa một vật gì đó. Điều quan trọng là bố mẹ phải biết được con của mình thích gì để định hướng và sáng tạo cho con.

ThS. Lê Thị Minh Hoa cũng cho rằng, bố mẹ nên dành thời gian này để rèn luyện cho các con tính tự giác và chủ động trong mọi việc: "Hãy giúp cho con tự chọn trước. Thời gian biểu bố mẹ nên làm mỗi ngày. Bài vở con học thì con cứ làm theo thời gian học nhưng ngoài đó con được quyền chọn cái con chơi mà bố mẹ định hướng giúp. Bố mẹ có thể hỏi con là con muốn làm gì, làm trong thời gian bao lâu. Đây cũng là cách giúp cho con có thể chủ động, để sau này biết cách quản lý thời gian, quản lý cuộc đời mình".

Dịch Covid-19 đang khiến cho cuộc sống nhiều gia đình, xã hội bị đảo lộn, nhưng nếu xét ở góc độ nào đó thì kỳ nghỉ “bất đắc dĩ” này cũng sẽ là cơ hội để trẻ có thể khám phá đam mê và rèn luyện tính tự lập. Bởi vậy, điều quan trọng nhất của các bậc làm cha mẹ trong thời này là, gần gũi, hướng dẫn, chia sẻ và giám sát con em của mình tốt hơn./.

Hà Anh/VOV-TPHCM

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô giáo ở Phú Thọ lọt top “50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu“
Cô giáo ở Phú Thọ lọt top “50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu“

VOV.VN - Cô giáo Hà Ánh Phượng lọt top "50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu" năm 2020, đây được ví như "giải Nobel" dành cho giáo dục của Varkey Foundation.

Cô giáo ở Phú Thọ lọt top “50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu“

Cô giáo ở Phú Thọ lọt top “50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu“

VOV.VN - Cô giáo Hà Ánh Phượng lọt top "50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu" năm 2020, đây được ví như "giải Nobel" dành cho giáo dục của Varkey Foundation.

Dạy và học mùa Covid-19 ở Sơn La
Dạy và học mùa Covid-19 ở Sơn La

VOV.VN - Ngành giáo dục Sơn La đang làm tất cả để hướng tới mục tiêu “kép” là đảm bảo chất lượng giáo dục và làm tốt công tác phòng, tránh dịch bệnh.

Dạy và học mùa Covid-19 ở Sơn La

Dạy và học mùa Covid-19 ở Sơn La

VOV.VN - Ngành giáo dục Sơn La đang làm tất cả để hướng tới mục tiêu “kép” là đảm bảo chất lượng giáo dục và làm tốt công tác phòng, tránh dịch bệnh.

Mùa dịch Covid-19: Học trực tuyến thế nào cho thực chất, hiệu quả?
Mùa dịch Covid-19: Học trực tuyến thế nào cho thực chất, hiệu quả?

VOV.VN - Học online là giải pháp thích hợp trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, quá trình này vẫn bị hạn chế bởi không gian, thời gian, đòi hỏi học sinh chủ động.

Mùa dịch Covid-19: Học trực tuyến thế nào cho thực chất, hiệu quả?

Mùa dịch Covid-19: Học trực tuyến thế nào cho thực chất, hiệu quả?

VOV.VN - Học online là giải pháp thích hợp trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, quá trình này vẫn bị hạn chế bởi không gian, thời gian, đòi hỏi học sinh chủ động.

Học trực tuyến: “Bộ phải tổ chức lại, không thể mạnh ai nấy làm”
Học trực tuyến: “Bộ phải tổ chức lại, không thể mạnh ai nấy làm”

VOV.VN -PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng Bộ GD-ĐT cần tổ chức lại chương trình học trực tuyến cho cụ thể, bài bản, không thể để nơi học nơi không như hiện nay.

Học trực tuyến: “Bộ phải tổ chức lại, không thể mạnh ai nấy làm”

Học trực tuyến: “Bộ phải tổ chức lại, không thể mạnh ai nấy làm”

VOV.VN -PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng Bộ GD-ĐT cần tổ chức lại chương trình học trực tuyến cho cụ thể, bài bản, không thể để nơi học nơi không như hiện nay.

Bộ GD-ĐT đề xuất miễn bảo hiểm cơ bản cho giáo viên vì dịch Covid-19
Bộ GD-ĐT đề xuất miễn bảo hiểm cơ bản cho giáo viên vì dịch Covid-19

VOV.VN - Ngày 18/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các biện pháp, chính sách để ứng phó với dịch Covid-19.

Bộ GD-ĐT đề xuất miễn bảo hiểm cơ bản cho giáo viên vì dịch Covid-19

Bộ GD-ĐT đề xuất miễn bảo hiểm cơ bản cho giáo viên vì dịch Covid-19

VOV.VN - Ngày 18/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các biện pháp, chính sách để ứng phó với dịch Covid-19.

Cập nhật: Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ “đến khi có thông báo“
Cập nhật: Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ “đến khi có thông báo“

VOV.VN -Tây Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước quyết định cho toàn bộ học sinh, học viên nghỉ phòng dịch Covid-19 đến hết 18/4.

Cập nhật: Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ “đến khi có thông báo“

Cập nhật: Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ “đến khi có thông báo“

VOV.VN -Tây Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước quyết định cho toàn bộ học sinh, học viên nghỉ phòng dịch Covid-19 đến hết 18/4.