Quảng Trị tuyên bố cá nục nhiễm phenol hơi vội vàng?

VOV.VN -Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, nồng độ phenol trong cá nục ở Quảng Trị không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mỗi người.

Liên quan đến thông tin Sở Y tế tỉnh Quảng Trị phát hiện 30 tấn cá nục chứa chất phenol nghi gây độc hại, chiều 13/6, trao đổi với báo chí, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tỉnh Quảng Trị đã hơi vội vàng trong việc công bố thông tin khi hiện nay chưa có quốc gia nào quy định mức giới hạn phenol an toàn trong hải sản.

Tiến sỹ Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định, nồng độ phenol trong cá nục ở Quảng Trị là 0,037mg/kg, không ảnh hưởng đến sức khoẻ khi mỗi người ăn thường xuyên 200g cá nục/ngày.

Số cá nục được xác định có hàm lượng Phenol là 0,037 mg/kg 

Các tài liệu tham khảo từ châu Âu, Mỹ, Nhật cho thấy, chưa có bằng chứng phenol gây ung thư.

Liều gây chết 50% khi thử nghiệm trên chuột là từ 300 - 600mg/kg thể trọng. Do đó phải ăn một lượng phenol rất lớn mới có thể nhiễm độc.

Hiện chưa có tổ chức, quốc gia nào quy định mức giới hạn phenol an toàn trong hải sản. Cơ quan quản lý thực phẩm Châu Âu chỉ mới nghiên cứu về ngưỡng phenol an toàn hấp thụ vào cơ thể hàng ngày qua thực phẩm là 0,18mcg (microgam)/1kg thể trọng.

Do vậy, theo ông Long, tỉnh Quảng Trị đã hơi vội vàng trong việc công bố thông tin và thu hồi gần 30 tấn cá nục nhiễm phenol.

Khi nhận được thông tin này, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Sở Y tế Quảng Trị lấy thêm mẫu cá khác trên thị trường và chuyển mẫu cá nục ra Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xét nghiệm lại.

Trong thời gian chờ kết quả, vẫn tiếp tục niêm phong 30 tấn cá nục vừa nêu. Hiện lô cá này mới chỉ được Sở Y tế Quảng trị có tờ trình lên UBND Quảng Trị đề nghị tiêu huỷ, chứ chưa có quyết định tiêu huỷ.

Theo Bộ Y tế, phenol là chất rắn không màu (hoặc màu trắng), có thể tạo thành dung dịch được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

Phenol có thể được tổng hợp hoặc có sẵn trong tự nhiên. Ở liều cao, phenol là chất độc cho người sử dụng.

Có thể tìm thấy phenol trong xúc xích, thịt hun khói, thịt lợn rán, gà rán, chè đen lên men và một số loại trái cây như cà chua, táo, lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế yêu cầu chuyển mẫu cá nục nhiễm phenol ra Hà Nội kiểm tra lại
Bộ Y tế yêu cầu chuyển mẫu cá nục nhiễm phenol ra Hà Nội kiểm tra lại

Bộ Y tế đã yêu cầu chuyển mẫu cá nục ra Hà Nội kiểm tra lại, xem mức độ nhiễm độc và nguy cơ với sức khỏe của người dân.

Bộ Y tế yêu cầu chuyển mẫu cá nục nhiễm phenol ra Hà Nội kiểm tra lại

Bộ Y tế yêu cầu chuyển mẫu cá nục nhiễm phenol ra Hà Nội kiểm tra lại

Bộ Y tế đã yêu cầu chuyển mẫu cá nục ra Hà Nội kiểm tra lại, xem mức độ nhiễm độc và nguy cơ với sức khỏe của người dân.

Ăn cá nục chứa chất Phenol cực độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Ăn cá nục chứa chất Phenol cực độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

VOV.VN -Với hàm lượng 0,037mg/kg như trong mẫu cá nục thì chưa đủ gây ngộ độc cấp, nhưng nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người.

Ăn cá nục chứa chất Phenol cực độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Ăn cá nục chứa chất Phenol cực độc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

VOV.VN -Với hàm lượng 0,037mg/kg như trong mẫu cá nục thì chưa đủ gây ngộ độc cấp, nhưng nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người.

Một người đàn ông nhập viện sau khi ăn cá nục kho
Một người đàn ông nhập viện sau khi ăn cá nục kho

Sau khi ăn hết nửa bát cơm và phần đuôi cá nục kho, một người đàn ông cảm thấy miệng, cổ bị bỏng rát, phần cổ, mặt sưng phù, nổi ban đỏ, miệng lở loét.

Một người đàn ông nhập viện sau khi ăn cá nục kho

Một người đàn ông nhập viện sau khi ăn cá nục kho

Sau khi ăn hết nửa bát cơm và phần đuôi cá nục kho, một người đàn ông cảm thấy miệng, cổ bị bỏng rát, phần cổ, mặt sưng phù, nổi ban đỏ, miệng lở loét.