Quy hoạch mới sẽ giúp huyện Cần Giờ phát triển

VOV.VN - Quy hoạch mới định hướng phát triển Cần Giờ thành khu du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp giải trí bên cạnh việc bảo tồn khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Phương án quy hoạch huyện Cần Giờ gồm 3 khu chức năng vừa được Ủy ban nhân dân TPHCM phê duyệt. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, phương án này sẽ định hướng phát triển kinh tế cho Cần Giờ, nhưng phải rất cân nhắc triển khai bởi đây là mảng xanh có ảnh hưởng rất lớn đến thành phố

Vị trí và các phân khu chức năng của điều chỉnh quy hoạch mới ở Cần Giờ được UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ (Đồ họa Nguyễn Tâm).

Huyện Cần Giờ rộng 704 km2, chiếm hơn 1/3 tổng diện tích TPHCM và nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km. Theo ý tưởng quy hoạch của Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) mới được UBND TPHCM thông qua, đây là phương án đoạt giải từ thi tuyển thiết kế đã được Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố chấp thuận. Theo đó, Cần Giờ sẽ phát triển gồm 3 khu chức năng, đó là: khu đô thị vệ tinh Bình Khánh; khu bảo tàng sống và khu dự trữ sinh quyển; khu đô thị sinh thái du lịch tại Cần Thạnh.

Quy hoạch này định hướng phát triển Cần Giờ thành khu du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp giải trí bên cạnh việc bảo tồn khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Ngoài ra, còn phát triển toàn diện về mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh kèm theo đó là sự thay đổi cơ cấu dân số từ 300.000 dân lên 600.000 dân.

KTS Khương Văn Mười đưa ra các nhận định về sự cần thiết của quy hoạch và phát triển Cần Giờ (Ảnh: Nguyễn Tâm).

Đánh giá về quy hoạch này, KTS Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, bày tỏ sự đồng tình. Bởi, đây là bản lề, tạo đà phát triển cho Cần Giờ, một vùng khó khăn của TPHCM. Là huyện giáp biển nhưng do hạn chế nhiều mặt, chủ yếu từ điều kiện tự nhiên nên Cần Giờ chưa có bãi tắm hoàn thiện, cho nên người dân ở TPHCM phải đến Vũng Tàu, hay Nha Trang... Tuy nhiên, với đồ án quy hoạch này, Cần Giờ trở thành khu du lịch có bãi biển và các hạ tầng, dịch vụ khác. Lúc đó, sinh kế của người dân sẽ đa dạng hơn, đời sống cũng sẽ không khó khăn như bây giờ.

KTS Khương Văn Mười cho biết thêm, trong đồ án này chúng ta làm cũng có bãi biển, khi chúng ta làm phải có giải pháp kỹ thuật để bảo vệ. Cái này là của thiên nhiên thì khi chúng ta làm sẽ có cái gì tác động vào, và cách bảo vệ, kiểm soát tác động, giữ gìn thế nào. Với những công cụ bây giờ, chúng ta sẽ làm được. Vấn đề là làm có đúng hay không? Thành ra bài toán phát triển Cần Giờ là đúng.

Ngoài ra, ông Mười cũng cho rằng quy hoạch mới sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Về hạ tầng giao thông, hiện chỉ có một đường nối thành phố đến Cần Giờ, nên khi triển khai được tuyến đường trên cao thì sẽ hạn chế được tiếng ồn, bụi từ phương tiện lưu thông.

Bến phà Bình Khánh hiện nay là cửa ngõ nối TP HCM với huyện Cần Giờ (Ảnh: Nguyễn Tâm).

Đồng tình với quan điểm của KTS Khương Văn Mười, TS Sơn Thanh Tùng chuyên gia về lĩnh vực nghèo đô thị, giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn phân tích thêm, về phân khu du lịch sinh thái thì đã sẵn có ở Cần Thạnh, từ đó sẽ phát triển thêm, còn khu dự trữ sinh quyển đã được bảo tồn nên sẽ không gây nhiều ảnh hưởng. Đối với khu đô thị vệ tinh Bình Khánh thì ở đây tiếp giáp với TP HCM, gần với cảng Hiệp Phước và phần lớn dân cư cũng đang có những hoạt động kinh tế như nuôi trồng thủy sản. Chính những khó khăn trong đời sống như hiện nay, người dân có những mong muốn sự hỗ trợ và phát triển của các cấp chính quyền địa phương và thành phố.

Tuy nhiên, PGS.TS Chế Đình Lý, nguyên Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên-ĐHQG.TPHCM lại cho rằng, ý tưởng quy hoạch Cần Giờ có thể ảnh hưởng đến dòng chảy đến rừng ngập mặn. Mặt khác, sự ồ ạt của đô thị hóa là rất khó kiểm soát nên cần có chính sách quản lý vấn đề một cách nghiêm minh.

"Việc đô thị ở Bình Khánh cũng giống như phát triển ở Nam Sài Gòn vì đây là rốn nước của thành phố. Ta nên để là khu điều tiết nước, nhưng thành phố đã phát triển hết nên san nền ở đây dễ gây ngập ở các quận nội thành"- PGS.TS Chế Đình Lý phân tích.

Mặc dù đây là những nguy cơ chưa rõ ràng nhưng vẫn cần lưu ý bởi phát triển Cần Giờ là không thể đảo ngược, nhất là khi quy hoạch mới sẽ giúp Cần Giờ phát triển và mang lại sinh kế cho người nghèo như người dân nơi đây mong mỏi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam
Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam

VOV.VN -"Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam” là chủ đề hội thảo diễn ra mới đây tại Hà Nội giúp tìm ra các giải pháp năng lượng bền vững cho VN.

Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam

Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam

VOV.VN -"Hệ sinh thái các giải pháp năng lượng cho Việt Nam” là chủ đề hội thảo diễn ra mới đây tại Hà Nội giúp tìm ra các giải pháp năng lượng bền vững cho VN.

Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công: Lo phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên
Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công: Lo phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên

VOV.VN - Các chuyên gia bày tỏ lo ngại dự án chưa đánh giá đầy đủ những tác động đối với điều kiện tự nhiên của vùng TP HCM. 

Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công: Lo phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên

Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công: Lo phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên

VOV.VN - Các chuyên gia bày tỏ lo ngại dự án chưa đánh giá đầy đủ những tác động đối với điều kiện tự nhiên của vùng TP HCM. 

Xây dựng huyện Cần Giờ thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế
Xây dựng huyện Cần Giờ thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị, nhân dân huyện Cần Giờ trong 40 năm qua.

Xây dựng huyện Cần Giờ thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế

Xây dựng huyện Cần Giờ thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị, nhân dân huyện Cần Giờ trong 40 năm qua.