Tàu 936, Học viện Hải quân mang nước ngọt đến nhân dân vùng hạn, mặn

VOV.VN - Tàu chuyên dùng chở nước số hiệu 936 của Học viện Hải quân mang theo hơn 1 triệu lít nước ngọt giúp đỡ nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Trước tình hình hạn mặn đang diễn biến phức tạp với mức độ nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Mới đây, Quân chủng Hải quân đã điều động tăng cường tàu chuyên dùng chở nước số hiệu 936 của Học viện Hải quân mang theo hơn 1 triệu lít nước ngọt giúp đỡ nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Tàu 936 cấp nước giúp đỡ nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Sáng ngày 17/3, tàu 936 mang theo hơn 1 triệu lít nước ngọt xuất phát từ Quân cảng Học viện Hải quân, Nha Trang, Khánh Hòa. Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, sóng to, gió lớn, song cán bộ, thủy thủ tàu 936 đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để sớm cung cấp nước ngọt, hỗ trợ nhân dân các địa phương vùng hạn hán, xâm nhập mặn.

Sau hải trình trên 200 hải lý, sáng ngày 18/3 tàu đã có mặt, neo đậu an toàn tại cửa Hàm Luông, tỉnh Bến Tre và nhanh chóng cung cấp khoảng hơn 200.000 lít nước ngọt cho bà con tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam.

Sau đó tàu 936 tiếp tục cơ động về cửa Xoài Rạp và sáng nay 19/3 tàu 936 đã đến huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang tiếp tục cung cấp nước ngọt cho bà con nơi đây.

Cán bộ chiến sĩ tàu 936 phối hợp tàu 935 mang nước ngọt vào cảng cung cấp cho người dân.

Đại tá Bùi Duy Thống - Phó Chính ủy Học viện Hải quân cho biết: "Tàu 936 của chúng tôi, mặc dù đang thực hiện nhiệm vụ chính là phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo học viên sỹ quan của Học viện; nhưng với tính năng đặc chủng là loại tàu vận chuyển, cung cấp nước ngọt; nên ngay khi nhận được mệnh lệnh của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân, Học viện đã lập tức điều động tàu 936, mang theo trên 1 triệu lít nước ngọt để đến với bà con vùng hạn, mặn.

Đối với chúng tôi, đây là nhiệm vụ chính trị trên giao; đồng thời là tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng, là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện Hải quân nói riêng, và của Người chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết và những nguy cơ đe dọa đến cuộc sống bình yên của bà con nhân dân miền Tây Nam Bộ".

Các cán bộ chiến sĩ bơm nước từ tàu lên các dụng cụ, phương tiện đường bộ cung cấp cho bà con.

Dự kiến, sau khi cấp hết 1 triệu lít nước ngọt, Tàu 936 sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Quân chủng Hải quân và chính quyền địa phương để sát cánh cùng bà con nhân dân các tỉnh ĐBSCL chống chọi với những diễn biến khắc nghiệt của đợt hạn hán, xâm mặn trong những ngày tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp ở ĐBSCL, tuy nhiên từ 25/3 sẽ có xu hướng giảm, dần xuất hiện nước ngọt.

Hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp ở ĐBSCL, tuy nhiên từ 25/3 sẽ có xu hướng giảm, dần xuất hiện nước ngọt.

Hạn mặn ở ĐBSCL và cả nước khi nào sẽ kết thúc?
Hạn mặn ở ĐBSCL và cả nước khi nào sẽ kết thúc?

VOV.VN - Dự báo từ tháng 5, tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL mới dần được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan.

Hạn mặn ở ĐBSCL và cả nước khi nào sẽ kết thúc?

Hạn mặn ở ĐBSCL và cả nước khi nào sẽ kết thúc?

VOV.VN - Dự báo từ tháng 5, tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL mới dần được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan.

Mùa dưa hấu trên đất ruộng giữa hạn mặn
Mùa dưa hấu trên đất ruộng giữa hạn mặn

VOV.VN - Nông dân Sóc Trăng chọn cây dưa hấu trồng trên đất ruộng để thay thế cây lúa. Mô hình này đã được nông dân một số địa phương thực hiện nhiều năm nay.

Mùa dưa hấu trên đất ruộng giữa hạn mặn

Mùa dưa hấu trên đất ruộng giữa hạn mặn

VOV.VN - Nông dân Sóc Trăng chọn cây dưa hấu trồng trên đất ruộng để thay thế cây lúa. Mô hình này đã được nông dân một số địa phương thực hiện nhiều năm nay.