Thừa Thiên Huế: Nổ mìn khai thác đá khiến dân sống khổ sở

VOV.VN - Mỗi lần mìn nổ gây rung chuyển, đá bay tứ tung, nhà cửa xung quanh bị nứt nẻ, bụi mù mịt, người dân mất ăn, mất ngủ suốt nhiều năm qua. 

Theo phản ánh của hàng trăm hộ dân sống ở xã Phong Xuân, việc nổ mìn khai thác đá tại mỏ đá vôi Đồng Lâm của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm đã làm đảo lộn cuộc sống của bà con.

Mỗi lần mìn nổ gây rung chuyển, đá bay tứ tung, nhà cửa xung quanh bị nứt nẻ, bụi mù mịt, người dân mất ăn, mất ngủ suốt nhiều năm qua. Đến thời điểm này, hơn 120 hộ dân sống xung quanh mỏ đá này có nhà cửa bị nứt.

Ông Trần Văn Trung ở thôn Xuân Điền Lộc, xã Phong Xuân cho biết: "Nhà tôi ở cách khu nổ mìn chưa đầy 300m, khi nổ mìn, nhà bị rung cửa, nứt nẻ thì đã được hỗ trợ bằng tiền, xi măng,.. nhưng như vậy cũng không ổn định được. Tôi mong muốn có giải pháp để có cuộc sống bền vững cho dân".

Người dân ở cạnh mỏ đá vôi Đồng Lâm đề nghị di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng.

Nhà máy xi măng Đồng Lâm được xây dựng vào năm 2011, đi vào hoạt động cuối năm 2014 do Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng trên tổng diện tích nhà máy là 190ha. Công suất hiện hữu là 1 triệu tấn/năm.

Dự kiến tháng 10/2019, nhà máy có thêm dây chuyền 2 với công suất tăng thêm 500 ngàn tấn/năm. Kể từ khi mỏ đá của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân sống ở 3 thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc và Cổ Xuân - Quãng Lộc, xã Phong Xuân sống trong cảnh sợ hãi.

Ông Trần Văn Phẩm, ở Xuân Lộc, xã Phong Xuân cho biết, khai thác mỏ đá làm nứt nhà cửa, không đảm bảo việc ăn ở của bà con; khói bụi tác động rất lớn về sức khỏe cho con em và gia đình các hộ dân ở xung quanh.

Dù được hỗ trợ sửa chữa nhà nhưng theo ông Phẩm, về lâu dài, chính quyền cần phối hợp với nhà máy xi măng Đồng Lâm, di dời số hộ bị ảnh hưởng, nằm trong tầm ảnh hưởng nặng ra khỏi khu vực.

Tại buổi đối thoại giữa chính quyền địa phương, nhiều người dân cho rằng, mức hỗ trợ của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm đối với đất nông nghiệp chưa thỏa đáng; chậm di dời các hộ dân nằm trong bán kính 150m đến 300m tính từ bờ mỏ, bà con phải chịu cảnh khói, bụi kéo dài…

Đại diện UBND huyện và các ngành cũng nêu lên một số giải pháp như: tiếp tục quan trắc, giám sát ảnh hưởng nổ mìn và theo dõi kết quả nhà dân đã sửa chữa và các công trình bị hư hỏng; sớm di dời 24 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp về khói, bụi, tiếng ồn…

Ông Nguyễn Đại Vui, Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền khẳng định, trước mắt, chính quyền xã Phong Xuân phối hợp với Nhà máy Xi măng Đồng Lâm xem xét lại những nhà đã sửa chữa, nếu tiếp tục rạn nứt thì phải có phương án khắc phục kịp thời, đảm bảo cuộc sống người dân.

Về đất sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, UBND xã Phong Xuân phối hợp với Nhà máy Xi măng Đồng Lâm và các ngành chuyển đổi, cải tạo đồng ruộng, yêu cầu nhà máy hỗ trợ kinh phí thuê người tưới nước những đồng ruộng này.

Ngoài ra, nhà máy tiến hành trồng cây xanh, cải tạo môi trường vùng băng tải nhằm hạn chế khói bụi, tiếng ồn.

Về lâu dài, xã phối hợp với Nhà máy xi măng Đồng Lâm có phương án cụ thể để di dời người dân nằm trong khu vực cách bờ mỏ 300m và phải hoàn thành trong năm 2019.

Ông Nguyễn Đại Vui nhấn mạnh, qua đối thoại cho thấy bức xúc của người dân là đúng. Hộ dân trong tầm bán kính ảnh hưởng sẽ di dời tái định cư; số hộ khác cần theo dõi, hỗ trợ. Mục đích làm sao người dân phải ổn định cuộc sống mà hoạt động công nghiệp phải ổn định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rà soát, giảm dần các lối đi dân sinh gây mất an toàn giao thông
Rà soát, giảm dần các lối đi dân sinh gây mất an toàn giao thông

VOV.VN -Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Bình vừa kiểm tra, rà soát và đóng hàng chục lối đi dân sinh do người dân tự mở.

Rà soát, giảm dần các lối đi dân sinh gây mất an toàn giao thông

Rà soát, giảm dần các lối đi dân sinh gây mất an toàn giao thông

VOV.VN -Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Bình vừa kiểm tra, rà soát và đóng hàng chục lối đi dân sinh do người dân tự mở.

  Lai Châu nỗ lực tìm kiếm người mất tích và di dân đến nơi an toàn
Lai Châu nỗ lực tìm kiếm người mất tích và di dân đến nơi an toàn

VOV.VN -Cùng với công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích, công tác tái định cư cho người dân ở Lai Châu cũng đang được chính quyền địa phương quan tâm.

  Lai Châu nỗ lực tìm kiếm người mất tích và di dân đến nơi an toàn

Lai Châu nỗ lực tìm kiếm người mất tích và di dân đến nơi an toàn

VOV.VN -Cùng với công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích, công tác tái định cư cho người dân ở Lai Châu cũng đang được chính quyền địa phương quan tâm.

Công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La còn hạn chế
Công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La còn hạn chế

VOV.VN -Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục…

Công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La còn hạn chế

Công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La còn hạn chế

VOV.VN -Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục…

Vụ vỡ đập thải ở Lào Cai: Chi hơn 18 tỷ đồng để bồi thường và di dân
Vụ vỡ đập thải ở Lào Cai: Chi hơn 18 tỷ đồng để bồi thường và di dân

VOV.VN - 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập bãi thải Gyps của Nhà máy phân bón DAP số 2 sẽ được bồi thường và di chuyển đến nơi an toàn.

Vụ vỡ đập thải ở Lào Cai: Chi hơn 18 tỷ đồng để bồi thường và di dân

Vụ vỡ đập thải ở Lào Cai: Chi hơn 18 tỷ đồng để bồi thường và di dân

VOV.VN - 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập bãi thải Gyps của Nhà máy phân bón DAP số 2 sẽ được bồi thường và di chuyển đến nơi an toàn.