Toàn cảnh vụ cô giáo giảng bài trong im lặng khiến học sinh lo sợ

Cô giáo Trần Thị Minh Châu (Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè) suốt 4 tháng không nói một lời nào với học sinh, chỉ viết bài lên bảng.

Theo lãnh đạo nhà trường, cô giáo được phản ánh là cô Trần Thị Minh Châu, dạy Toán khối 10, 11 của trường. Cô Châu dạy Toán ở Trường THPT Long Thới từ năm 2000 - 2005, sau đó chuyển sang dạy một trường khác, đến năm 2012 thì quay lại trường.

Em Phạm Song Toàn, học sinh lớp 11A1 bật khóc trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT (Ảnh: Người lao động)
Cô Châu được đánh giá là giáo viên có chuyên môn tốt, tuy nhiên là người nghiêm khắc với học sinh. Trước đây từng có ý kiến của học sinh trong trường nói rằng cô Châu hay làm cho tiết học trở nên căng thẳng, thiếu cởi mở và thiếu vui vẻ với học sinh ở trong lớp.
Trước đó, ngày 23/3, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM với học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè) đã bật khóc khi kể về mối quan hệ xa cách giữa học sinh và giáo viên.
Em kể, lớp em có một cô giáo dạy Toán, khi lên bục giảng "không nói gì với chúng con cả, cô không dạy, cô chỉ viết bài lên bảng và cả lớp chép, làm bài tập". Tình trạng này đã diễn ra hơn một học kỳ rồi, không học sinh nào dám phản ánh cả, khiến không khí lớp học trở nên cực kỳ căng thẳng, nặng nề.
Về phần mình, cô Châu thừa nhận: “Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi. Việc chép bài lên bảng từ sau Tết, tôi thừa nhận là có. Nhưng nếu nói tôi không giảng bài cả học kỳ, chắc chắn là không đúng”.

Năm 2011, báo Người Lao động có loạt bài về sai phạm của cô Trần Thị Minh Châu dẫn đến bị kỷ luật.
Theo đó, cô Châu từng bị phán ánh là dạy học sinh bằng lời lẽ phản cảm. Nhiều học sinh bị bắt chép phạt hơn 200 lần. Có học sinh chịu không nổi sự đe nẹt và xúc phạm nên phải chuyển lớp.
Một trong những vụ việc điển hình như sau: Theo tường trình của nhiều học sinh lớp 10A1 với nhà trường, ngày 19/10/2011, cô Châu vào dạy môn toán. Cả lớp đang chăm chú nghe giảng thì từ chỗ học sinh Hoàng Huy Long phát ra một tiếng nói lớn. Cô Châu quay xuống hỏi: “Ai sủa trong lớp vậy?”. Không có ai lên tiếng. Cô Châu gọi lớp trưởng hỏi: “Ai là người thường hay sủa trong lớp?”. Sau đó, cô đuổi Long ra ngoài. Ở hai tiết học tiếp theo, giáo viên này tiếp tục đuổi 12 học sinh khác. (Lúc này cô Châu đang công tác tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4-TPHCM).
“Lớp học ngoài hành lang” là cách nhiều học sinh nói về số lần bị đuổi ra đứng ngoài hành lang nhiều hơn trong lớp học. Đã có lần cô Châu đuổi gần nửa lớp ra ngoài.
Ông Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, xác nhận: “Thấy cô Châu đuổi học sinh nhiều quá, tôi đến tận lớp cho những học sinh này về chỗ ngồi nhưng vừa quay đi thì cô Châu tiếp tục đuổi”.
Tiếp diễn của hàng loạt vụ việc này là học sinh phải nghỉ học vì quá sợ.
“Châu Ngọc Minh Trang, Phó Bí thư Đoàn phường 3, quận 4, nguyên là học sinh lớp 12A6 (năm học 2005-2006), kể năm đang học lớp 11, một hôm Trang mệt nên đổi chỗ ngồi với bạn kế bên để gần cửa sổ cho thoáng, Trang đã bị cô Châu tát và quát: “Mày muốn đổi thì đổi à?” rồi bắt mời phụ huynh đến gặp, không thì khỏi vào lớp. Ngày hôm sau, cô Châu ném sổ liên lạc của Trang xuống bục. Quá sợ hãi nên Trang nghỉ học liền một tháng. Môn toán của Trang chỉ được 3, 4 điểm và tất nhiên phải thi lại” - lược trích trên báo người lao động./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?
Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

VOV.VN -  Bạo lực trong trường học, câu chuyện không mới, nhưng lại luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và hiện chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

VOV.VN -  Bạo lực trong trường học, câu chuyện không mới, nhưng lại luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và hiện chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng
Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

VOV.VN - Phương pháp giáo dục của một bộ phận không nhỏ người lớn trong gia đình và ngoài xã hội chưa tốt đã tác động xấu đến giáo dục trẻ em.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

VOV.VN - Phương pháp giáo dục của một bộ phận không nhỏ người lớn trong gia đình và ngoài xã hội chưa tốt đã tác động xấu đến giáo dục trẻ em.

Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” năm học 2017 - 2018
Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” năm học 2017 - 2018

VOV.VN -Cuộc thi giao thông học đường là hoạt động thiết thực, góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông...

Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” năm học 2017 - 2018

Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” năm học 2017 - 2018

VOV.VN -Cuộc thi giao thông học đường là hoạt động thiết thực, góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông...

Thực trạng tình dục học đường: Không vẽ đường đúng, “hươu” sẽ chạy sai
Thực trạng tình dục học đường: Không vẽ đường đúng, “hươu” sẽ chạy sai

VOV.VN -Trong việc giáo dục giới tính, giáo dục tình dục cho trẻ, nếu cha mẹ không vẽ đường đúng thì "hươu" sẽ lạc đường, chạy sai.

Thực trạng tình dục học đường: Không vẽ đường đúng, “hươu” sẽ chạy sai

Thực trạng tình dục học đường: Không vẽ đường đúng, “hươu” sẽ chạy sai

VOV.VN -Trong việc giáo dục giới tính, giáo dục tình dục cho trẻ, nếu cha mẹ không vẽ đường đúng thì "hươu" sẽ lạc đường, chạy sai.

Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!
Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!

VOV.VN -Từ vụ việc cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ; học sinh vung dao vào đầu bạn đã cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang mất kiểm soát.

Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!

Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!

VOV.VN -Từ vụ việc cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ; học sinh vung dao vào đầu bạn đã cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang mất kiểm soát.