Trao giải cho các tác phẩm xuất sắc viết về thương binh, liệt sỹ

VOV.VN - Chiều nay (17/7), Bộ LĐ-TB-XH, Hội Nhà văn Việt Nam đã trao giải cho 41 tác phẩm xuất sắc viết về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công. 

Phát biểu tại lễ trao thưởng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung khẳng định cuộc vận động sáng tác về đề tài thương binh liệt sĩ và người có công nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, do Bộ LĐTBXH và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, đã thành công rực rỡ. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (ngoài cùng bên trái) và nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (ngoài cùng bên phải) trao bằng khen cho 2 tác giả đoạt giải Nhất phần văn xuôi. 

Được phát động từ tháng 01/2017 đến tháng 6/2017, cuộc thi nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ các nhà văn, nhà thơ, các cây bút chuyên nghiệp khắp mọi miền Tổ quốc, với hơn 800 tác phẩm tham dự cuộc thi, trong đó có nhiều tác phẩm mới sáng tác chưa từng công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban Tổ chức đã làm việc rất khẩn trương, tập trung chọn ra 41 tác phẩm tiêu biểu để trao các giải thưởng.

"Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã có hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, hy sinh. Đây là nguồn cảm hứng vô tận để các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật và trong các tác phẩm này hình ảnh Anh bộ đội Cụ Hồ, đặc biệt là hình tượng các thương binh, liệt sĩ, những tấm gương dũng cảm trong chiến đấu luôn hiện lên đẹp đẽ, có sức trường tồn với thời gian.

Có thể khẳng định, hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam luôn là đề tài được các văn nghệ sỹ quan tâm, tìm tòi và thể hiện qua các tác phẩm. Tất cả đều nhằm tôn vinh sự hy sinh cao cả, lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để đất nước được hòa bình, thống nhất, độc lập tự do", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về đề tài thương binh, liệt sĩ được xét chọn trải dài suốt 70 năm (từ năm 1947 đến năm 2017), rất nhiều tác phẩm văn học tạo dấu ấn lớn trong lòng bạn đọc, đi cùng năm tháng, gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam, hun đúc ý chí, quyết tâm, lý tưởng cách mạng của nhiều thế hệ thanh niên nhập ngũ lên đường cầm súng chiến đấu với quân thù vì độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của Tổ quốc.

Phát biểu tổng kết cuộc vận động, nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thông tin: “Có không ít những tư liệu cực kì quý hiếm, đặc biệt có những tác phẩm mà một trong những tác giả là thân nhân của các liệt sĩ và chính các liệt sĩ, các anh viết cho người thân của mình trước khi vào trận đánh".

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại lễ trao giải. 

Về giá trị nghệ thuật, 41 tác phẩm là 41 cách tiếp cận hiện thực với giọng điệu và phong cách khác nhau. Có tác phẩm là những áng văn chau chuốt đến từng con chữ, có những tác phẩm để mộc như dạng nhật kí, ghi chép xúc động đến mức ám ảnh,…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng cuộc thi viết về đề tài thương binh, liệt sỹ, người có công là một cách tri ân với những người đã không tiếc thân mình, hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Khi những áng thơ văn vẫn còn ca mãi khúc tráng ca của những người anh hùng năm xưa, điều đó có nghĩa là họ vẫn đang trường tồn cùng non sông đất nước.

Với sự xuất sắc cả về nội dung và nghệ thuật, 41 tác phẩm đoạt giải đã vượt qua hàng nghìn tác phẩm khác để được vinh danh trong lễ trao giải. 

Theo đó, 3 giải tôn vinh thuộc về các tác giả, tác phẩm: Tác giả Lê Văn Ba với tác phẩm “Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược”; Đặng Vương Hưng với tác phẩm “Mãi mãi tuổi 20”; Minh Chuyên với tác phẩm “Người không có đơn”.

Đối với văn xuôi, giải nhất thuộc về tác giả Hoàng Đình Quang với tác phẩm “Những ngôi sao của mẹ”; Hồ Duy Lệ với tác phẩm “Dặm đường gian truân”; Nguyễn Tam Mỹ với tác phẩm “Máu và tội ác”. Bên cạnh đó là 6 giải nhì, 5 giải ba, 6 giải tư.

Với thơ, không có giải nhất, 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Hữu Quý với tác phẩm "Những hồi chuông màu đỏ" và tác giả Dương Tam Kha, tác phẩm "Anh hùng Lò Văn Giá". Ngoài ra còn có 11 giải Ba và 5 giải Tư cho thơ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những thương binh nguyện cống hiến cả đời cho đất nước
Những thương binh nguyện cống hiến cả đời cho đất nước

VOV.VN - Kết thúc chiến tranh, những người lính lại trở về quê hương, tiếp tục đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.

Những thương binh nguyện cống hiến cả đời cho đất nước

Những thương binh nguyện cống hiến cả đời cho đất nước

VOV.VN - Kết thúc chiến tranh, những người lính lại trở về quê hương, tiếp tục đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp hoạt động tri ân ngày thương binh – liệt sỹ
Doanh nghiệp hoạt động tri ân ngày thương binh – liệt sỹ

VOV.VN - Tập đoàn Tân Hiệp Phát thăm và tặng quà các gia đình liệt sỹ và thương binh tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

Doanh nghiệp hoạt động tri ân ngày thương binh – liệt sỹ

Doanh nghiệp hoạt động tri ân ngày thương binh – liệt sỹ

VOV.VN - Tập đoàn Tân Hiệp Phát thăm và tặng quà các gia đình liệt sỹ và thương binh tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu
Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu

VOV.VN - Nhờ chịu thương, chịu khó, gia đình thương binh Trương Cao Vân nay  đã thoát nghèo, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi

Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu

Ông thương binh nặng vượt khó, làm giàu

VOV.VN - Nhờ chịu thương, chịu khó, gia đình thương binh Trương Cao Vân nay  đã thoát nghèo, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi