Ứng dụng trên Messenger của 9x Việt được Facebook đầu tư mạnh tay

VOV.VN - Với các tính năng ưu việt, ứng dụng botbanhang.vn của các 9x Việt đã nhận được khoản tiền tài trợ khủng từ "gã khổng lồ" facebook.

Hồi đầu năm 2016, Facebook chính thức ra mắt công nghệ chatbot trên messenger cho phép các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có thể phục vụ thêm nhiều khách hàng mới với hình thức tương tác thân thiện, dễ tiếp cận. Tiềm năng là thế, nhưng hiện nay, kênh bán hàng này vẫn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam một phần do tâm lý ngại tiếp cận với những công nghệ mới phức tạp của người Việt.

Nhận thức được điều này, nhóm các chàng trai 9x gồm Lê Anh Tiến, Nguyễn Tùng, Hoàng Minh Phú đã tìm cách đơn giản hóa chatbot và biến chúng trở thành các công cụ bán hàng đắc lực trên facebook.

Lê Anh Tiến, đồng tác giả ứng dụng botbanhang.vn. (Ảnh: NVCC)

Nếu như các ứng dụng chatbot trên thế giới mới vẫn yêu cầu người sử dụng phải tự xây dựng, thiết kế các tính năng, thì ứng dụng botbanhang.vn của các chàng trai Việt cung cấp tiện nghi hoàn thiện theo kiểu “mì ăn liền” cho người dùng.

Cụ thể, botbanhang.vn đã tích hợp website, fanpage vào ứng dụng Messenger của Facebook. Khách hàng có thể xem, mua hoặc tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngay trên messenger thay vì truy cập vào các trang thương mại điện tử như hiện nay. Mọi hoạt động như đặt mua hàng, thanh toán đều được thực hiện nhanh chóng chỉ với vài lần chạm màn hình điện thoại. 

Ngoài ra, ứng dụng này cũng có tính năng trả lời khách hàng tự động theo đúng nội dung câu hỏi,  giúp các đơn vị kinh doanh giải quyết bài toán tiết kiệm nhân sự, giảm trừ chi phí đầu vào hiệu quả.

“Botbanhang.vn mang những tính năng đặc trưng của một nền tảng quản lý bán hàng như bán hàng tự động trên messenger, tối ưu hóa quản lý nội bộ và chuỗi cung ứng. Đặc biệt, botchat này còn có tính năng quản lý quan hệ khách hàng, tạo data khách hàng và tự động tiếp thị sản phẩm”, Lê Anh Tiến cho biết.

Theo Lê Anh Tiến, với ứng dụng botbanhang.vn, những người không am hiểu về công nghệ vẫn có thể sử dụng được. “Việc của người dùng chỉ là chạm, chạm và chạm mà thôi”.

Với những tiện ích trên, ứng dụng chatbot của nhóm bạn trẻ 9x có thể được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như tư vấn, chăm sóc người dùng, marketing, quảng cáo, trả lời khách hàng, marketing ở tất cả các nhóm ngành, như ẩm thực, đồ uống, sản phẩm công nghệ, điện gia dụng, nông sản, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thời trang, rạp chiếu phim…

Anh Lê Anh Tiến cho hay, hiện nay các botchat trên thị trường đều yêu cầu người dùng phải trả một mức phí cố định hàng tháng. Tuy nhiên, botbanhang.vn đang cho phép người sử dụng miễn phí. 

“Chúng tôi mong muốn tạo ra nền tảng công nghệ tối ưu giúp các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ trên facebook tạo ra những giá trị cho cộng đồng”, Tiến chia sẻ. Song, không dừng lại ở đây, nhóm bạn trẻ 9x còn có tham vọng sẽ tiếp tục phát triển và xây dựng ứng dụng này trở thành sàn thương mại điện tử trên facebook thay thế các website như hiện nay.

Sản phẩm botbanhang.vn được các 9x cho ra mắt thị trường vào ngày 1/11/2017 Tính đến nay, ứng dụng này đã có hơn 25.000 người dùng, 1.800 trang mạng tương tác với ứng dụng. Khả năng tương tác, tăng trưởng đột phá về lượng người dùng chỉ trong thời gian ngắn, ứng dụng botbanhang.vn  đã giúp những CEO 9x nhận về 30.000 USD từ “gã khổng lồ” facebook chỉ sau 15 ngày hoạt động.

Mong muốn giúp taxi truyền thống “đấu chọi” với Grab, Uber

Chia sẻ về những chiến lược phát triển tiếp theo, Lê Anh Tiến cho hay, trong tương lai nhóm sẽ xây dựng ứng dụng hướng đến thị trường là các hãng taxi truyền thống, khi nhóm này đang đứng ngồi không yên trước grab, uber. 

Anh Tiến cho rằng, nếu điện thoại của người dùng đã cài đặt sẵn ứng dụng đặt xe của các hãng taxi công nghệ như Uber, Grab thì sẽ rất khó để thuyết phục họ tải thêm một ứng dụng đặt xe nào khác. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp taxi truyền thống phải lựa chọn hoặc dành một khoản chi phí lớn cho hoạt động marketing để kéo người dùng của đối thủ taxi công nghệ sang sử dụng ứng dụng đặt xe của mình, hoặc chọn ứng dụng công nghệ khác để dành lại thị phần.

“Rõ ràng, chatbot trên nền tảng messenger với số người dùng khổng lồ và được cài đặt sẵn trên điện thoại di động sẽ không buộc người dùng phải cài đặt một ứng dụng đặt xe riêng biệt mà vẫn có được lượng khách đáng kể trong số 64 triệu người Việt đang dùng facebook”, Lê Anh Tiến chia sẻ./.

Chatbot là chương trình được tạo ra từ máy tính, là một công cụ có thể giao tiếp, tương tác với con người thông qua trí tuệ nhân tạo được lập trình sẵn. Hầu hết, chatbot được sử dụng qua ứng dụng tin nhắn để nói chuyện với con người với khả năng trả lời những câu hỏi mà người dùng đặt ra. Với chatbot, người dùng không cần phải cài quá nhiều ứng dụng trên điện thoại mà vẫn có thể đặt hàng, đặt  vé xem phim. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án giành giải nhất festival khởi nghiệp có gì đặc biệt?
Dự án giành giải nhất festival khởi nghiệp có gì đặc biệt?

VOV.VN - Dự án Trang trại Gà H'Mong Yên Bái giành giải nhất của cuộc thi Khởi nghiệp 2017 hướng tới duy trì và bảo tồn giống gà H'Mông nội địa...

Dự án giành giải nhất festival khởi nghiệp có gì đặc biệt?

Dự án giành giải nhất festival khởi nghiệp có gì đặc biệt?

VOV.VN - Dự án Trang trại Gà H'Mong Yên Bái giành giải nhất của cuộc thi Khởi nghiệp 2017 hướng tới duy trì và bảo tồn giống gà H'Mông nội địa...

Sinh viên mang gà, nấm, hoa lan đến Festival Khởi nghiệp 2018
Sinh viên mang gà, nấm, hoa lan đến Festival Khởi nghiệp 2018

VOV.VN - Sinh viên mang cả gà H'Mong, hoa lan, nấm... đến Festival Khởi nghiệp 2018 diễn ra tại Hà Nội chiều nay (12/1) để kêu gọi bảo trợ, đầu tư.

Sinh viên mang gà, nấm, hoa lan đến Festival Khởi nghiệp 2018

Sinh viên mang gà, nấm, hoa lan đến Festival Khởi nghiệp 2018

VOV.VN - Sinh viên mang cả gà H'Mong, hoa lan, nấm... đến Festival Khởi nghiệp 2018 diễn ra tại Hà Nội chiều nay (12/1) để kêu gọi bảo trợ, đầu tư.

Khởi nghiệp với son môi ăn được
Khởi nghiệp với son môi ăn được

Cô gái nhỏ nhắn ở phố núi Gia Lai, Nguyễn Thị Kim Giang đánh liều vào TP.HCM khởi nghiệp với sản phẩm son môi ăn được.

Khởi nghiệp với son môi ăn được

Khởi nghiệp với son môi ăn được

Cô gái nhỏ nhắn ở phố núi Gia Lai, Nguyễn Thị Kim Giang đánh liều vào TP.HCM khởi nghiệp với sản phẩm son môi ăn được.

Chàng trai tu nghiệp ở Israel về quê trồng dưa lưới khởi nghiệp
Chàng trai tu nghiệp ở Israel về quê trồng dưa lưới khởi nghiệp

VOV.VN - Tốt nghiệp ĐH An Giang chuyên ngành Công nghệ sinh học, được các DN nước ngoài mời nhưng Trần Thanh Tiền (SN 1992) đã từ chối về quê trồng dưa lưới.

Chàng trai tu nghiệp ở Israel về quê trồng dưa lưới khởi nghiệp

Chàng trai tu nghiệp ở Israel về quê trồng dưa lưới khởi nghiệp

VOV.VN - Tốt nghiệp ĐH An Giang chuyên ngành Công nghệ sinh học, được các DN nước ngoài mời nhưng Trần Thanh Tiền (SN 1992) đã từ chối về quê trồng dưa lưới.