Bảo vệ Tổ quốc: Chủ động tập dượt để đối phó với những tình huống xấu

VOV.VN - Dù trong thời bình, chúng ta luôn có phương án để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra với từng địa phương và trên phạm vi cả nước.

Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân. Trong đó, Lực lượng vũ trang là nòng cốt, thường trực, xung kích trên tuyến đầu. Quán triệt quan điểm, phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, chúng ta không chỉ chăm lo xây dựng Lực lượng vũ trang vững mạnh, mà luôn có biện pháp để đưa lực lượng vũ trang vào sát hơn, gần hơn với thực tế của chiến tranh. Đó chính là những lần tập dượt cho toàn dân dễ hình dung hơn về các tình huống, khi đất nước bước vào trạng thái khẩn cấp về quốc phòng.

Tiếp tục loạt bài nhân 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mớii, VOV giới thiệu bài 3 nhan đề “Bảo vệ Tổ quốc: Chủ động tập dượt để đối phó với những tình huống xấu”

Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ của Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong không khí khẩn trương, gấp gáp. Theo kịch bản diễn tập, một nhóm khủng bố có vũ trang kích động những đối tượng phản động trong nước tấn công, đập phá trụ sở của chính quyền Thành phố. Sau đó, chúng kích động người dân biểu tình, bạo loạn, nhằm thiết lập chính quyền đối lập, kêu gọi can thiệp, hậu thuẫn từ bên ngoài. Quá trình bạo loạn, chúng đã bắn chết nhiều người dân và cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng quân đội và công an Thành phố nhanh chóng triển khai kế hoạch tấn công, chiếm lại trụ sở Thành phố, kiên quyết tiêu diệt các đối tượng, bảo vệ an toàn cho người dân.

Trước sức tấn công của quân đội và công an, bọn khủng bố nhanh chóng thất thủ, đám đông cũng được giải tán. Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là những tình huống giả định, nhưng Lực lượng vũ trang cần được diễn tập, nhân dân cũng cần được tập dượt để khi có tình huống xảy ra, chúng ta sẽ có kịch bản ứng phó linh hoạt và chủ động.

“Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp Công an thành phố tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo diễn tập thực binh bảo vệ các mục tiêu trọng điểm, các phương án đánh chiếm mục tiêu, giải thoát con tin, thi hành lệnh thiết quân luật. Điều này rất cần thiết đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vì diễn tập xử lý các tình huống là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn kịp thời và xử lý có hiệu quả khi tình huống thật xảy ra"- Trung tướng Nguyễn Văn Nam cho hay. 

Diễn tập khu vực phòng thủ là biện pháp huấn luyện cao nhất để đưa Lực lượng vũ trang và nhân dân làm quen với tình hình của địa phương và đất nước trong thời chiến. Trong quá trình diễn tập khu vực phòng thủ, Quân đội, công an và các lực lượng sẽ hình dung ra thứ tự các bước điều hành, chuyển trạng thái của địa phương vào trạng thái khẩn cấp về quốc phòng. Theo Đại tá Đoàn Sinh Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, thông qua các cuộc diễn tập, không những nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, khả năng ứng phó của Lực lượng vũ trang mà còn góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Đại tá Đoàn Sinh Hòa nhấn mạnh: "Bảo vệ các tỉnh, thành phố vững chắc trong tình mới, thì việc diễn tập hằng năm đối với các cấp cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sẽ đưa lực lượng vũ trang luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Và cho cấp ủy, chính quyền địa phương, kể cả nhân dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, cũng như tầm quan trọng của diễn tập KVPT, để bảo vệ đất nước, bảo vệ địa phương bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình huống nào.

Quan 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI, toàn quân đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập trên các địa bàn chiến lược, xác định các phương án đánh địch tiến công, bảo vệ đất nước từ nhiều hướng, nhiều phía. Theo đó, các địa phương từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp huyện, thị trấn và xã phường cũng đều tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ theo từng cấp độ. Đặc biệt, vào năm 2020, với phương châm chủ động sớm hơn và cao hơn một bước, Bộ Quốc phòng đã tổ chức diễn tập trên phạm vi toàn quốc, về ứng phó với các kịch bản của đại dịch Covid-19. Đây chính là cuộc điều binh và huy động lực lượng, phương tiện lớn nhất sau chiến tranh.

Trung tướng Nguyễn Đức Căn, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu cho biết, thông qua các cuộc diễn tập của toàn quân và của các địa phương, chúng ta có thêm nhiều cơ sở thực tiễn để hoàn chỉnh các quyết tâm, phương án, kế hoạch tác chiến phòng thủ trên phạm vi toàn quốc, sẵn sàng cho mọi kịch bản để điều hành đất nước.

"Trong những năm vừa qua, toàn quân đã tổ chức thành công một số cuộc diễn tập. Đồng thời, các quân khu tổ chức diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu và tác chiến khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Thông qua cuộc diễn tập, đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực chỉ huy, điều hành tác chiến của người chỉ huy. Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quyết tâm kế hoạch tác chiến trên từng khu vực, từng chiến trường và phạm vi toàn quốc. Để sẵn sàng đối phó hiệu quả với các thách thức, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống"- Trung tướng Nguyễn Đức Căn nhấn mạnh. 

Diễn tập chính là những lần tập dượt quan trọng để chúng ta ứng phó và sẵn sàng chuyển hóa thế trận trong tình huống quốc phòng. Mặt khác, trong thời bình hiện nay, những nguy cơ đe dọa đến chủ quyền đất nước, đe dọa đến lợi ích quốc gia dân tộc vẫn luôn tiềm ẩn. Chiến tranh công nghệ cao đặt ra những khó khăn, thách thức mới cho chúng ta trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Vì thế Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 cho rằng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang, diễn tập cho Lực lượng vũ trang sát với tình hình thực tế chiến đấu để chúng ta luông giành và giữ thế chủ động, không bị bất ngờ trong mọi tình huống. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, nếu xảy ra, địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh, rộng khắp, khả năng phát hiện và tiến công hỏa lực, độ chính xác rất cao, uy lực sát thương lớn, tình huống diễn biến rất nhanh và ác liệt. Tác chiến phòng thủ diễn ra phạm vi rộng, với nhiều lực lượng tham gia. Vì vậy, chúng tôi tập trung duy trì nghiêm các cấp độ sẵn sàng chiến đấu, để Lực lượng vũ trang Quân khu giành và giữ thế chủ động về không gian, thời gian và phương thức tác chiến, tạo thế chủ động, không để bất ngờ.

Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, không chỉ có bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ đất nước tránh xa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, mà bảo vệ Tổ quốc còn là bảo vệ Nhân dân, bảo vệ nền kinh tế trước mọi nguy cơ, mối đe dọa từ thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh và các thách thức an ninh phi truyền thống. Không chỉ bảo vệ Tổ quốc khi có kẻ thù xâm lược, mà phải tổ chức phòng thủ, phòng ngừa từ trước, chủ động chuẩn bị các phương án sơ tán, bảo vệ Nhân dân trong mọi tình huống.

Đây cũng là ý kiến chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thành, nguyên Chủ nhiệm Khoa Công tác đảng, công tác chính trị, Học viện Quốc phòng: "Trong thời bình, nguy cơ cao nhất về quốc phòng của một quốc gia là nguy cơ bị các thế lực thù địch từ bên ngoài tiến công xâm lược, phòng thủ đất nước được tiến hành chủ động, tích cực ngay từ thời bình, với mục tiêu cao nhất là phát hiện từ sớm, từ xa nguy cơ chiến tranh, ngăn ngừa, đẩy lùi dập tắt nguy cơ chiến tranh, bảo vệ đất nước và nhân dân. Vì vậy, phòng thủ dân sự cũng phải được tiến hành chủ động, tích cực ngay từ thời bình, để góp phần ngăn ngừa, đẩy lùi dập tắt nguy cơ chiến tranh, ngăn ngừa thảm họa do chiến tranh gây ra từ sớm, từ xa. Khi chiến tranh xảy ra phòng thủ dân sự tập trung vào các hoạt động và biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả của thảm họa chiến tranh, góp phần giảm thiểu thiệt hại của đất nước và nhân dân.

 Như vậy, dù trong thời bình chúng ta luôn có phương án để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra với từng địa phương và trên phạm vi cả nước. Mục tiêu quan trọng hàng đầu là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ người dân trước sự tấn công từ bên ngoài. Để có thể bảo vệ Tổ quốc một cách vững chắc, triệt tiêu từ sớm, từ xa các nhân tố bất lợi, đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, chúng ta không chỉ phòng thủ mà cần có biện pháp tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác, hóa giải bất đồng, giảm thiểu khác biết, gia tăng lòng tin chiến lược, để chúng ta không bị cô lập trong cộng đồng quốc tế. Đó chính là phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Nội dung này, sẽ có trong bài viết cuối của loạt bài “Bảo vệ Tổ quốc, giữ nước từ sớm, từ xa”./.

Kinh tế, quốc phòng - song hành gắn kết

VOV.VN - Trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào, quốc phòng có vững, quân đội có mạnh thì mới tạo được môi trường hòa bình, ổn định cho nhân dân yên tâm, lao động sản xuất. Như vậy, mới có thể thu hút được bạn bè quốc tế đến đầu tư, thu hút được khách du lịch, mang về nguồn thu cho đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế, quốc phòng - song hành gắn kết
Kinh tế, quốc phòng - song hành gắn kết

VOV.VN - Trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào, quốc phòng có vững, quân đội có mạnh thì mới tạo được môi trường hòa bình, ổn định cho nhân dân yên tâm, lao động sản xuất. Như vậy, mới có thể thu hút được bạn bè quốc tế đến đầu tư, thu hút được khách du lịch, mang về nguồn thu cho đất nước.

Kinh tế, quốc phòng - song hành gắn kết

Kinh tế, quốc phòng - song hành gắn kết

VOV.VN - Trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào, quốc phòng có vững, quân đội có mạnh thì mới tạo được môi trường hòa bình, ổn định cho nhân dân yên tâm, lao động sản xuất. Như vậy, mới có thể thu hút được bạn bè quốc tế đến đầu tư, thu hút được khách du lịch, mang về nguồn thu cho đất nước.

Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy là tư tưởng mang tính chiến lược
Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy là tư tưởng mang tính chiến lược

VOV.VN - Lịch sử dân tộc cho thấy, lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy là tư tưởng chiến lược mang tính chủ động rất cao, đã trở thành một quy luật trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta.

Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy là tư tưởng mang tính chiến lược

Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy là tư tưởng mang tính chiến lược

VOV.VN - Lịch sử dân tộc cho thấy, lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy là tư tưởng chiến lược mang tính chủ động rất cao, đã trở thành một quy luật trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta.