Chính phủ đã hoàn thành 16 dự án Luật để trình Quốc hội trong năm 2022 và 2023

VOV.VN - Đây là cuộc họp chuyên đề thứ ba về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Hai phiên họp trước, Chính phủ đã hoàn thành 16 dự án Luật để trình Quốc hội trong năm 2022 và 2023.

Sáng 4/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật. Dự phiên họp còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 

Phát biểu ý kiến mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã bắt tay ngay, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về thể chế. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cuộc họp chuyên đề thứ ba về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Hai phiên họp trước, Chính phủ đã hoàn thành 16 dự án Luật để trình Quốc hội trong năm 2022 và 2023, đồng thời điều chỉnh chương trình làm việc của Chính phủ cho phù hợp công việc và có tính trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tướng đề nghị cơ quan trình tóm tắt, đi thẳng vào vấn đề, các đại biểu tập trung thảo luận, sớm hoàn thiện dự thảo các dự án luật, nghị quyết để trình Quốc hội đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận sôi nổi, cho ý kiến về 5 dự án Luật và 1 Nghị quyết gồm Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông trình; Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình; Dự án Luật Lực lượng tham bảo vệ trật tự an ninh cơ sở do Bộ Công an trình; Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an trình; Dự án Luật Đường bộ do Bộ Giao thông vận tải trình; Chính phủ cũng nghe Bộ Công an trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tâm huyết trách nhiệm, các bộ ngành đã nỗ lực, quyết tâm, tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tập trung nguồn lực, thời gian, công sức, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật bảo đảm tiến độ, chất lượng. Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh tinh thần phải đầu tư cho công tác xây dựng thể chế tương xứng với một trong ba đột phá chiến lược. Cần tập trung hơn nữa cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Với các vấn đề mới, khó, nhạy cảm, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đưa ra phương án phù hợp, khả thi, có cơ sở khoa học, thực tiễn và tạo đồng thuận khi trình. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, bộ ngành tiếp tục quan tâm, làm tốt công tác truyền thông để tạo đồng thuận khi trình các dự án luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đấu giá đất ở mức cao “ngất ngưởng” rồi bỏ cọc: Pháp luật vẫn còn...kẽ hở?
Đấu giá đất ở mức cao “ngất ngưởng” rồi bỏ cọc: Pháp luật vẫn còn...kẽ hở?

VOV.VN - Theo chuyên gia, giải pháp trong trường hợp này là phải siết chặt các điều kiện đối với người tham gia đấu giá đất. Quan trọng nhất là các điều kiện về năng lực tài chính phải được thực hiện và tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai và Luật Đầu tư.

Đấu giá đất ở mức cao “ngất ngưởng” rồi bỏ cọc: Pháp luật vẫn còn...kẽ hở?

Đấu giá đất ở mức cao “ngất ngưởng” rồi bỏ cọc: Pháp luật vẫn còn...kẽ hở?

VOV.VN - Theo chuyên gia, giải pháp trong trường hợp này là phải siết chặt các điều kiện đối với người tham gia đấu giá đất. Quan trọng nhất là các điều kiện về năng lực tài chính phải được thực hiện và tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai và Luật Đầu tư.

“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”
“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”

VOV.VN - Đại biểu nêu vấn đề này tại phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Tư pháp thẩm tra bước đầu Dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”

“Luật quy định 1, Nghị định thành 2, Pháp lệnh lên 3 thì áp dụng luật thế nào?”

VOV.VN - Đại biểu nêu vấn đề này tại phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Tư pháp thẩm tra bước đầu Dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Không thể dung túng, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam
Không thể dung túng, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam

VOV.VN - Việc ủng hộ, dung túng, cổ vũ cho hành vi chống đối của những đối tượng vi phạm pháp luật, bị đưa ra xét xử của một quốc gia có độc lập, có chủ quyền cần phải lên án.

Không thể dung túng, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam

Không thể dung túng, cổ vũ cho hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam

VOV.VN - Việc ủng hộ, dung túng, cổ vũ cho hành vi chống đối của những đối tượng vi phạm pháp luật, bị đưa ra xét xử của một quốc gia có độc lập, có chủ quyền cần phải lên án.