Hội nghị Mỹ - Nhật - Hàn cam kết duy trì Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tái khẳng định cam kết cùng nhau giải quyết các mối đe dọa trong khu vực, phản đối những hành động làm xói mòn trật tự quốc tế và nêu bật sự cần thiết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đa phương, tự do và rộng mở.

Cam kết này được các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra tại hội nghị 3 bên diễn ra ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Cuộc gặp Mỹ - Nhật - Hàn diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc đang căng thẳng liên quan đến phát ngôn của Phó Đại sứ Nhật Bản tại Seoul khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hủy chuyến thăm tới Nhật Bản. Chính vì thế, cuộc gặp ba bên Mỹ - Nhật - Hàn lần này là cơ hội quý giá để hai quốc gia Đông Bắc Á gạt bỏ bất đồng, bắt tay vì mục tiêu chung.

Hội nghị 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn

Hội nghị Mỹ - Nhật - Hàn vừa diễn ra tại thủ đô Tokyo lần này thể hiện sự quyết tâm lớn của 3 bên trong hợp tác liên quan đến những vấn đề quốc tế, nhất là trong bối cảnh Nhật Bản đang dồn sức cho việc tổ chức Olympic Tokyo khi dịch Covid-19 lan rộng với biến thể

Cùng với nội dung nhất trí tăng cường hợp tác ba bên về biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, Hội nghị đã tái khẳng định sự đóng góp của ba nước trong tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, chú ý đến mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhấn mạnh lập trường phản đối các hành vi vi phạm và làm tổn hại đến trật tự quốc tế.

Tuy nhiên, một nội dung quan trọng và không được đề cập tới nhiều trong giới truyền thông, đó là ba bên đã thảo luận về động thái của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác hướng tới an ninh khu vực, phản đối hành vi đơn phương làm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây cũng là bước đi mạnh mẽ của nước chủ nhà Nhật Bản, khi một tuần trước đó Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản đã phê phán hành vi làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông là không thể chấp nhận được. Dường như, Nhật Bản và Mỹ mong muốn Hàn Quốc có những hành động cụ thể hơn về vấn đề này.

Nỗ lực hóa giải căng thẳng Nhật - Hàn

Cuộc gặp lần này giữa Mỹ - Nhật - Hàn diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và Hàn Quốc đang có căng thẳng khi Tổng thống Hàn Quốc hủy chuyến thăm tới Nhật Bản trong tuần này. Trong Hội nghị 3 bên lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mori Takeo có cuộc gặp riêng rẽ với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và Hàn Quốc. Tại cuộc gặp với Thứ trưởng Hàn Quốc, hai bên ngoài việc tỏ ý lấy làm tiếc về việc Tổng thống Hàn Quốc không thể tham dự Lễ khai mạc Olympic Tokyo thì còn trao đổi xoay quanh các vấn đề nổi cộm hiện nay như vấn đề phụ nữ bị ép mua vui trong Thế chiến II, nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến, xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển, quy chế xuất khẩu hay gần đây nhất là phát ngôn của Công sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc.

Hai bên mặc dù cố gắng thể hiện sự thiện chí cải thiện quan hệ nhưng những mâu thuẫn không những không được dịu bớt mà có phần căng thẳng. Do vậy, cuộc gặp hai bên lần này chưa đưa ra được biện pháp cụ thể nào cho quan hệ Nhật - Hàn.

Dù vậy, vấn đề quan hệ hai nước Hàn - Nhật không phải là mục đích chính của Mỹ và cũng không là nội dung của Hội nghị 3 bên. Bản thân Washington cũng “ngại va chạm” trong tình huống hai nước đều là đồng minh của mình.

Hiện nay, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang tích cực đưa ra biện pháp giải quyết những mâu thuẫn giữa hai bên. Một phương án tổ chức hội đàm Ngoại trưởng song phương vào tháng 8 tới sẽ được tiếp tục. Với những quyết tâm đó, quan hệ hai nước sẽ dần được cải thiện.

Tác động tới cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nhân Hội nghị lần này, ba bên nhấn mạnh cần duy trì khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm. Nhật Bản và Mỹ đều là hai thành viên trụ cột trong Bộ tứ Kim cương cùng với Australia và Ấn Độ. Ấn Độ gần đây khẳng định sẽ trở thành một điểm đến kinh doanh năng động hơn và thân thiện hơn, trở thành một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu. 4 nước này đang hy vọng tạo nên chuỗi cung ứng toàn cầu mới, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhiều nhà chuyên gia đánh giá, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác phát triển và liên kết kinh tế toàn cầu, là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn và phát triển năng động nhất trên thế giới. 

Dĩ nhiên Hàn Quốc cũng thấy được tầm quan trọng của khu vực này, có thể sẽ tránh được những “rủi ro” từ những đối tác “tài phiệt” nếu hợp tác. Bên cạnh đó, hồ sơ Triều Tiên cũng là mối quan tâm chung mà tất cả các nước trên muốn hướng tới giải quyết. Như vậy, ba nước Mỹ - Nhật - Hàn luôn hợp tác vì lợi ích chung của khu vực nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Cùng với việc tổ chức thành công cuộc gặp Mỹ - Nhật - Hàn, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng kỳ vọng Olympic Tokyo 2020 dự kiến khai mạc tối nay sẽ tạo dấu ấn đặc biệt, góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ thời Thủ tướng Abe Shinzo đến hiện tại là Thủ tướng Suga Yoshihide đều đưa tính chủ động lên hàng đầu. Hôm qua (22/7), Tổng thống Pháp, Phu nhân Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều lãnh đạo cao cấp khác đã đến Nhật Bản để tham gia Lễ khai mạc Olympic. Thủ tướng Suga cũng đã có các cuộc gặp riêng rẽ. Tuy số lượng quan chức tham dự bị hạn chế do dịch Covid-19 nhưng sự tham gia của gần 50 nhà lãnh đạo từ cấp Bộ trưởng, lãnh đạo cao nhất của các tổ chức trên khắp thế giới đến Nhật Bản vào dịp này đã thể hiện sự thành công của nước chủ nhà về mặt ngoại giao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến cáp ngầm ở Thái Bình Dương: Mỹ và Trung Quốc, ai trên cơ?
Cuộc chiến cáp ngầm ở Thái Bình Dương: Mỹ và Trung Quốc, ai trên cơ?

VOV.VN - Mỹ lo ngại Trung Quốc không chỉ lợi dụng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để lôi kéo các nước Thái Bình Dương vào quỹ đạo của nước này, mà còn có khả năng khai thác các điểm đặt cáp ngầm để tiến hành giám sát hàng loạt.

Cuộc chiến cáp ngầm ở Thái Bình Dương: Mỹ và Trung Quốc, ai trên cơ?

Cuộc chiến cáp ngầm ở Thái Bình Dương: Mỹ và Trung Quốc, ai trên cơ?

VOV.VN - Mỹ lo ngại Trung Quốc không chỉ lợi dụng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để lôi kéo các nước Thái Bình Dương vào quỹ đạo của nước này, mà còn có khả năng khai thác các điểm đặt cáp ngầm để tiến hành giám sát hàng loạt.

Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?
Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?

VOV.VN - Tranh chấp quanh quần đảo Kuril đã khiến Nhật Bản và Nga vẫn chưa chính thức kết thúc được tình trạng chiến tranh giữa 2 nước trong Thế chiến II.

Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?

Liệu Nga và Nhật Bản có giải quyết được hòa bình tranh chấp ở Thái Bình Dương?

VOV.VN - Tranh chấp quanh quần đảo Kuril đã khiến Nhật Bản và Nga vẫn chưa chính thức kết thúc được tình trạng chiến tranh giữa 2 nước trong Thế chiến II.

Mục tiêu chống Trung Quốc quyết định tương lai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Mục tiêu chống Trung Quốc quyết định tương lai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - Mặc dù có nhiều khác biệt về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng Mỹ, EU và một số quốc gia khác đều có một điểm chung quan trọng, đó là mối lo ngại về ảnh hưởng chiến lược ngày càng lớn của Trung Quốc.

Mục tiêu chống Trung Quốc quyết định tương lai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Mục tiêu chống Trung Quốc quyết định tương lai chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - Mặc dù có nhiều khác biệt về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng Mỹ, EU và một số quốc gia khác đều có một điểm chung quan trọng, đó là mối lo ngại về ảnh hưởng chiến lược ngày càng lớn của Trung Quốc.