“Bóng hồng” điều hành công ty sân sau của Hà Văn Thắm bị truy tố gì?
VOV.VN - Hoàng Thị Hồng Tứ bị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: Ngày 28/8 tới sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương) cùng các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày. |
Ra trước vành móng ngựa có tổng số 51 bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội: “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự. |
Trong số 51 bị cáo này, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố bổ sung thêm 4 bị cáo gồm: Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam), Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông tại Ngân hàng Đại Tín), Trần Văn Bình (Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung) và Hoàng Thị Hồng Tứ (nguyên Chủ tịch Công ty BSC, công ty sân sau của Hà Văn Thắm). Trong ảnh: Hoàng Thị Hồng Tứ trả lời thẩm vấn trong phiên xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm hồi tháng 3 (ảnh: zing.vn) |
Hoàng Thị Hồng Tứ bị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank) và Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN). Ba bị cáo còn lại bị truy tố tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Ảnh: Ảnh Infonet |
Hồng Tứ vốn tốt nghiệp Đại học sân khấu điện ảnh, không có chuyên môn về tài chính ngân hàng, được Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank tiếp nhận làm công việc chính tại Văn phòng HĐQT Oceanbank. |
Từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2014, Tứ được Thắm nhờ đứng tên Chủ tịch Công ty BSC nhưng thực tế Tứ không góp vốn, không tham gia quản lý, điều hành công ty này. (ảnh: 2Sao). |
Trong vai trò, vị trí Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật của công ty, thực hiện theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Hoàng Thị Hồng Tứ ký quyết định bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang làm TGĐ Công ty BSC để điều hành các hoạt động của công ty. Trong ảnh: Quỳnh Tứ (trái) và các diễn viên trong phim "Những cánh hoa bay". (Ảnh: Dân Trí) |
Ngoài ra, theo chỉ đạo của cựu Chủ tịch Oceanbank và hướng dẫn của Phạm Hoàng Giang, bị can Tứ đại diện Công ty BSC ký 97 hợp đồng dịch vụ để thu phí của khách hàng có nhu cầu vay vốn và mua ngoại tệ tại Oceanbank tổng số tiền hơn 13,4 tỷ đồng, trong 97 trường hợp này có 48 hợp đồng, tổng số tiền hơn 8,7 tỷ đồng có chữ ký nháy của Giang. (ảnh: ĐSPL) |
Tổng số tiền hơn 13,4 tỷ đồng, trên các hợp đồng dịch vụ Tứ ký đã bị bị can Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt, gây thiệt hại cho khách hàng và Oceanbank.(ảnh: 2Sao) |
oàng Thị Hồng Tứ tốt nghiệp trường ĐH Sân khấu điện ảnh, được Hà Văn Thắm tiếp nhận làm công việc hành chính tại Văn phòng HĐQT OceanBank. (ảnh: 2sao) |
Trước khi làm việc tại OceanBank và vướng vào vòng lao lý, Hoàng Thị Hồng Tứ (sinh năm 1983) được biết đến trong vai trò một diễn viên truyền hình với nghệ danh Quỳnh Tứ. (Ảnh: CAND) |
Quỳnh Tứ tham gia khá nhiều phim truyền hình trước khi vướng vào vòng lao lý. (ảnh: internet) |
Cô được đào tạo về đàn tranh tại Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội nhưng sớm bén duyên với nghiệp diễn qua các vai như Thắm trong Sau lũy tre làng Hạ, Mai trong Trăng lạnh, Hạnh trong Nắng trong mắt bão, Kim Thanh trong Ban mai xanh, Thư trong phim Những cánh hoa bay… (ảnh: KT) |
Đặc biệt, Quỳnh Tứ từng đảm nhận vai nữ chính trong hai phim truyền hình trong seris Cảnh sát hình sự của đạo diễn Bùi Huy Thuần là Đầm lầy bạc và Ngôi biệt thự màu tro lạnh. |
Hai bộ phim này đã góp phần đưa Quỳnh Tứ trở thành một cái tên triển vọng của màn ảnh phía Bắc. (ảnh: Dân Việt) |