Sống lại làng nghề Kim Hoàng

VOV.VN - Sau gần 100 năm thất truyền, tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh Tết dân gian nổi tiếng xứ Đoài xưa đang được hồi sinh mạnh mẽ…

Đặc sắc tranh đỏ Kim Hoàng

Đến làng tranh đỏ Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vào một ngày giáp Tết Nguyên đán, tôi đã từ ngạc nhiên đến thích thú khi chứng kiến đình làng Kim Hoàng tấp nập du khách tham quan, chăm chú theo dõi các nghệ nhân trình diễn kỹ thuật in - vẽ tranh Kim Hoàng, một dòng tranh dân gian đã thất truyền từ lâu.

Người buôn tranh dân gian biết làng nghề đã “sống” lại nên về mua tranh Kim Hoàng, đặt hàng làm tranh cho dịp Tết Nguyên đán để cung cấp cho những tỉnh xa.

Khác với tranh Đông Hồ được in trên giấy điệp là dòng tranh đặc trưng vùng Kinh Bắc, tranh Hàng Trống sử dụng giấy dó là dòng tranh chơi của lớp thị dân, tranh Kim Hoàng là dòng tranh Tết của tầng lớp nông dân, dân lao động ngoại thành, được in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc giấy vàng tàu.

Đây cũng là lý do dòng tranh Kim Hoàng còn được gọi là “tranh đỏ”. Ở tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống, một bức tranh có nhiều bản khắc gỗ, mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một bản in.

Còn với tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy, rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá từ màu sắc tự nhiên. Cũng bởi vậy, tranh Kim Hoàng có sự phóng khoáng và nét độc đáo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc gỗ.

Ra đời từ thế kỷ 18, phục vụ tầng lớp nhân dân lao động nên màu sắc, nét vẽ trong tranh có phần mộc mạc, nhưng lại ẩn chứa bên trong nhiều kỹ thuật in, vẽ rất tỉ mỉ, tinh tế.

Ông Nguyễn Sỹ Tiến, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Sỹ, một trong những dòng họ khai sinh nghề tranh Kim Hoàng cho biết, cụ Tổ của dòng họ Nguyễn Sỹ ở Kim Hoàng di cư từ Thanh Hóa ra lập nghiệp vào thế kỷ 18. Nhận thấy tranh Hàng Trống chỉ đủ cung ứng cho địa bàn Hà Nội, tranh Đông Hồ cung cấp cho đất Kinh Bắc, Hải Dương…, nên cụ tổ họ Nguyễn Sỹ và dòng họ Nguyễn Thế ở làng Kim Hoàng đã quyết tâm tạo ra dòng tranh mới, có sự kết hợp kỹ thuật và mỹ thuật từ hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

Vào thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, được người dân trong vùng ưa chuộng, và thường mua tranh về treo, chơi những dịp Tết đến, xuân về.

Sống lại nghề truyền thống

Trận lụt năm 1915 khiến nhiều làng mạc nằm trong khu vực từ thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng) đến quận Cầu Giấy bị ngập trắng, ván in tranh của làng Kim Hoàng bị nước cuốn trôi gần hết, chỉ còn lại rất ít mẫu tranh. Giai đoạn tiếp sau đó, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, mất mùa, chiến tranh rồi nạn đói hoành hành… nên đến năm 1945 thì tranh Kim Hoàng không được sản xuất nữa.

Nghệ nhân Đào Đình Trung, thôn Kim Hoàng.

Năm 2016, nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội về Kim Hoàng để tìm hiểu về dòng tranh bị thất truyền này. Tiếc cho một dòng tranh Tết đẹp, tiếc cho một di sản quý bị thất truyền, bà Nguyễn Thị Thu Hòa đã khởi động dự án phục hồi dòng tranh này.

Hành trình phục hồi dòng tranh đỏ Kim Hoàng vô cùng khó khăn bởi từ sau năm 1945, không còn một nghệ nhân nào theo nghề, những chứng tích còn sót lại của dòng tranh Kim Hoàng tại xã Vân Canh gần như biến mất. Những bức tranh và bản khắc còn lại đều là “báu vật” của các bảo tàng, các nhà sưu tập tư nhân trong nước và nước ngoài.

“Việc phục chế những bản khắc ván gỗ cũng rất kỳ công. Để có được những bản khắc tranh như hiện nay, nhóm nghiên cứu, phục hồi tranh đã phải nhờ cậy trên 30 nghệ nhân, đến từ các làng tranh dân gian truyền thống nổi tiếng như làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh làng Sình (Thừa Thiên - Huế)… Đến nay, sau hơn 2 năm mới phục hồi được khoảng 30% mẫu tranh Kim Hoàng”, nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa chia sẻ.

Một khó khăn nữa trong quá trình phục hồi tranh Kim Hoàng là thiếu nhân lực. Sau 2 năm phục dựng, hiện làng Kim Hoàng mới chỉ có duy nhất nghệ nhân Đào Đình Trung vẽ được tranh. Việc phục hồi các bản khắc cũng gặp khó khăn do thiếu những nghệ nhân có tay nghề cao.

Việc sưu tập lại các mẫu tranh cổ cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, ngoài những mẫu tranh như: Đức lưu quang, Phúc mãn đường, gà, lợn còn có bản in lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Những mẫu khác đều là những bức tranh in trong bộ sách tranh “Imagerie Populaire Vietnamienne” của nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand mà không có bản mẫu gốc nên việc phục dựng hoàn toàn phải dựa vào sự tư vấn của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu mỹ thuật… Sau đó, bà Hòa phải nhờ các nghệ nhân điêu khắc phục dựng lại, rồi tiếp tục đối chiếu với những mẫu tranh cũ. 

Nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa cho biết, hiện tại, mỗi năm nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một mẫu, ứng với 12 con giáp để làm tranh Tết. Năm 2018 là năm Mậu Tuất, nhóm nghiên cứu đã chọn mẫu linh vật Việt là con Nghê, con vật biểu trưng trong năm 2018./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016
Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016

VOV.VN - Điểm nhấn của Liên hoan lần này là tái hiện không gian làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng.

Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016

Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016

VOV.VN - Điểm nhấn của Liên hoan lần này là tái hiện không gian làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng.

Làng nghề phải phát triển theo hướng gắn kết với du lịch
Làng nghề phải phát triển theo hướng gắn kết với du lịch

VOV.VN - Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch nhằm kế thừa và phát huy một cách bền vững bản sắc văn hóa Việt Nam.

Làng nghề phải phát triển theo hướng gắn kết với du lịch

Làng nghề phải phát triển theo hướng gắn kết với du lịch

VOV.VN - Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch nhằm kế thừa và phát huy một cách bền vững bản sắc văn hóa Việt Nam.

Khám phá nét độc đáo làng nghề chỉ làm bánh giầy cúng tiến vua Hùng
Khám phá nét độc đáo làng nghề chỉ làm bánh giầy cúng tiến vua Hùng

VOV.VN - Làng Mộ Chu Hạ, phường Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ từ ngàn xưa tới nay chỉ làm nghề bánh giầy để cúng tiến Vua Hùng.

Khám phá nét độc đáo làng nghề chỉ làm bánh giầy cúng tiến vua Hùng

Khám phá nét độc đáo làng nghề chỉ làm bánh giầy cúng tiến vua Hùng

VOV.VN - Làng Mộ Chu Hạ, phường Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ từ ngàn xưa tới nay chỉ làm nghề bánh giầy để cúng tiến Vua Hùng.

Bế mạc Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2016
Bế mạc Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2016

VOV.VN - Sau 4 ngày diễn ra hấp dẫn, chiều 2/10, Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016 đã bế mạc và đạt được những kết quả tốt đẹp.

Bế mạc Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2016

Bế mạc Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2016

VOV.VN - Sau 4 ngày diễn ra hấp dẫn, chiều 2/10, Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016 đã bế mạc và đạt được những kết quả tốt đẹp.