Tiền Giang: Đổi thay trên quê hương Nam Kỳ Khởi Nghĩa

VOV.VN - Qua 80 năm từ Khởi Nghĩa Nam kỳ, vùng quê cách mạng này đã “thay da đổi thịt”, đời sống nhân nhân ngày càng ấm no, hạnh phúc. 

Xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một trong những nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ vào ngày 23/11/1940 đầu tiên ở Nam bộ. Đặc biệt tại Đình Long Hưng còn là nơi xuất hiện cờ đỏ sao vàng và là nơi tổ chức phiên tòa cách mạng xét xử đầu tiên của toàn miền Nam.

Qua 80 năm từ Khởi Nghĩa Nam kỳ, vùng quê cách mạng này đã “thay da đổi thịt”, đời sống nhân nhân ngày càng ấm no, hạnh phúc. 

Đổi thay rõ nét nhất của xã Long Hưng là hạ tầng giao thông. Đến nay, 100 tuyến đường liên ấp, liên xã đều được đầu tư bê tông hóa, nhựa hóa, tô tô chạy thông suốt. Đặc biệt mới đây, tỉnh Tiền Giang còn đầu tư 85 tỷ đồng xây dựng cây cầu Long Hưng bắc ngang kênh Nguyễn Tấn Thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, thông thương  giữa Long Hưng với các địa phương trong khu vực.  

Hoạt động y tế, giáo dục đã được củng cố nâng chất, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và học tập của em học sinh. Ngoài các trường mầm non,  trường tiểu học ở các ấp, xã Long Hưng vừa được xây dựng trường Trung học cơ sở rất khang trang, đạt chuẩn cấp quốc gia.  Trên lĩnh vực sản xuất, với hơn 600 ha vườn cây ăn trái, người dân Long Hưng đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương như: trồng dừa, bưởi da xanh, vú sữa, hồng xiêm, mít và các loại hoa màu…

Mô hình chăn nuôi heo theo hướng trang trại, an toàn sinh học đã được nhân rộng. Mười năm trước, Long Hưng là xã nghèo, nay đã vươn lên là xã khá của huyện Châu Thành. Toàn xã có 14.000 hộ dân; trong đó  khoảng 80% hộ có nhà kiên cố, thu nhập bình quân đầu người là 50 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm xuống còn  2,1%.

Đặc biệt công tác đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, hỗ trợ gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Đảng bộ và nhân dân Long Hưng thực hiện tích cực. Đến nay, địa phương đã hoàn thành công tác xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách gặp khó khăn về nhà ở, 03 mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đã được phụng dưỡng đến cuối đời; 100% gia đình chính sách có mức sống ngang bằng và cao hơn mức sống bình quân ở khu dân cư. Long Hưng đã thực hiện đạt  17/19 tiêu chí xã Nông thôn mới và đến  tháng 12 này, sẽ ra mắt xã Nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Long Hưng phấn khởi cho biết, xã Long Hưng hiện nay đời sống nhân dân và cựu chiến binh phát triển đi lên. So với các năm trước, đường giao thông, trường học mới rất nhiều. Xã Long Hưng đang xây dựng và chuẩn bị ra mắt xã Nông thôn mới, các thế hệ cựu chiến binh rất phấn khởi với quê hương Long Hưng. Đa số cựu chiến binh xã làm ăn đều chấp hành chủ trương, pháp luật của Nhà nước rất tốt, đều khá giả; đặc biệt là không còn cựu chiến binh nghèo.

Đảng bộ xã Long Hưng hiện có 246 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ. Ba năm liền Đảng bộ đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”. Hoạt động của chính quyền, đoàn thể địa phương tiếp tục nâng chất, được nhân dân tin yêu. Có thể nói diện mạo vùng quê Nam Kỳ Khởi Nghĩa nay đã đổi thay rõ rệt, những vết tích của chiến tranh đã xóa mờ, sức sống mới đã về. Thành quả đó là ý Đảng- lòng dân, cùng chung tay xây dựng Long Hưng trở thành địa chỉ đỏ của vùng đất “cái nôi” của cách mạng, phát huy truyền thống kiên cường, quật khởi trong kháng chiến, xung kích đi đầu trong công cuộc xây dựng kiến thiết quê hương.

Ông  Ngô Văn Nhỏ, Bí thư Đảng ủy xã Long Hưng cho biết thêm, sự thay đổi của quê hương Nam Kỳ khởi nghĩa trong thời gian qua được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước từ cấp tỉnh đến huyện và nhân dân tự lực tại chỗ phát triển đời sống. Giao thông nông thôn đã được đổi mới, hàng năm hộ nghèo giảm, hộ khá, giàu tăng lên, đời sống người dân được ổn định. Trong thời gian tới,  đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ (2020-2025); tiếp tục vận động nhân dân phát triển đời sống ngày càng cao hơn nữa.

Đến Long Hưng những ngày này, cờ bay phấp phới. Di tích lịch sử Đình Long Hưng- nơi tổ chức Khởi nghĩa Nam Kỳ đang rộn rã không khí chuẩn bị tổ chức các hoạt động lễ hội nhân lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ Khởi Nghĩa. Lá cờ đỏ sao vàng gắn trên cây Bàng trước Đình Long Hưng vẫn tung bay như chào đón sự kiện chính trị trọng đại này.  

Anh Lê Thành Long, Phó  Bí thư Đoàn thanh niên xã Long Hưng chia sẻ, thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Kỳ Khởi Nghĩa rất tự hào. Với tinh thần sức trẻ, thế hệ trẻ sẽ phát huy và tuyên truyền để các bạn đoàn viên biết được truyền thống quê hương Nam Kỳ Khởi Nghĩa của mình. Qua đó để giúp cho các bạn đoàn viên phát huy những giá trị lịch sử đó. Trong học tập, lao động tuổi trẻ cũng phấn đấu, làm những công việc có ích cho quê hương, phát triển hơn”.

 

Vùng đất hẻo lánh gắn với những khó khăn do đói nghèo, lạc hậu của xã Long Hưng ngày nào đã lùi vào quá khứ. Quê hương Nam Kỳ Khởi Nghĩa hôm nay như thay áo mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng cao. Tiếng mõ Nam Kỳ xưa kia như còn vang vọng bên tai, thúc giục mọi người tiếp tục làm nên cuộc “Khởi nghĩa mới”, chống lại nghèo khó, lạc hậu, xây dựng vùng quê cách mạng càng thêm giàu đẹp, văn minh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi nghĩa Nam Kỳ - Bản hùng ca bi tráng thể hiện ý chí và khát vọng giành độc lập
Khởi nghĩa Nam Kỳ - Bản hùng ca bi tráng thể hiện ý chí và khát vọng giành độc lập

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ TPHCM khẳng định, Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những sự kiện quan trọng, chứa đựng bài học lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn.

Khởi nghĩa Nam Kỳ - Bản hùng ca bi tráng thể hiện ý chí và khát vọng giành độc lập

Khởi nghĩa Nam Kỳ - Bản hùng ca bi tráng thể hiện ý chí và khát vọng giành độc lập

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ TPHCM khẳng định, Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những sự kiện quan trọng, chứa đựng bài học lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn.

Sóc Trăng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
Sóc Trăng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Ngày 14/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam, Ngày truyền thống Mặt trận tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020).

Sóc Trăng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam

Sóc Trăng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Ngày 14/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam, Ngày truyền thống Mặt trận tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020).

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại TP HCM
Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại TP HCM

VOV.VN - Gần một thế kỷ qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của nhân dân, tiêu biểu cho truyền thống đoàn kết dân tộc, là biểu tượng về lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại TP HCM

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại TP HCM

VOV.VN - Gần một thế kỷ qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của nhân dân, tiêu biểu cho truyền thống đoàn kết dân tộc, là biểu tượng về lòng tự hào, tự tôn dân tộc.