Ngành Y năm 2023: Nhận diện những bất cập để hoàn thiện

VOV.VN - Năm 2023 – một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành Y đã đi qua. Nhưng cũng là năm cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Quốc hội, Chính phủ và ngành Y để từng bước giải quyết những khó khăn, thách thức của thời kỳ hậu Covid-19.

Năm 2023 - Những thành công

Nhìn lại năm 2023 một trong những thành tựu của ngành Y là tiếp tục khống chế thành công dịch Covid-19, chuyển Covid-19 thành bệnh truyền nhiễm nhóm B. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi được khống chế, không tạo thành ổ dịch lớn trong cộng đồng.

Năm 2023, cùng với các Bộ, ngành, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành NĐ 75 về BHYT - nghị định mang tính đột phá, gỡ được các nút thắt vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT. Tuy nhiên, năm 2023 vẫn là một năm “đáng nhớ” của ngành Y khi các hoạt động y tế nói chung đều bị ảnh hưởng và tại các bệnh viện công tác khám chữa bệnh liên tục gặp khó khăn.

Năm 2023 - Những thách thức

Năm 2023, khi dịch Covid-19 không còn là trọng tâm trong các hoạt động của công tác y tế, khi cả hệ thống y tế đã hoạt động bình thường lại thì trong nhiều tháng liên tiếp, các bệnh viện từ trung ương đến tuyến tỉnh, huyện đều rơi vào cảnh thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, đến nỗi 1 bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt như BV Việt Đức phải tạm dừng mổ phiên trong 2 tuần.

Cũng chưa bao giờ như năm vừa qua, bệnh nhân có BHYT vào viện vẫn phải bỏ tiền mua thuốc, vật tư tiêu hao như gạc phẫu thuật, kim tiêm, chỉ, dao mổ và băng keo… Rồi cả việc bệnh nhân lần thứ 3 đến bệnh viện theo lịch hẹn để mổ mắt vẫn không được mổ vì bệnh viện... hết thủy tinh thể.

Cũng chưa năm nào như 2023, tình trạng gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng liên tục xảy ra và kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp. Thiếu vaccine khiến nhiều trẻ trong độ tuổi tiêm chủng phải trì hoãn tiêm hoặc chuyển sang tiêm dịch vụ. Thiếu vaccine khiến tỷ lệ trẻ được tiêm đầy đủ các mũi vaccine trong chương trình TCMR tính đến giữa tháng 12/2023 mới đạt 66%, riêng vaccine “5 trong 1” chỉ đạt 51,2%. Khoảng trống trong tiêm chủng khiến chúng ta lo ngại khi các bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến rất khó lường.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã diễn ra từ những tháng cuối của năm 2022, để giải quyết đầu tháng 3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07 giúp các bệnh viện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế. Bộ Y tế sau đó cũng đã ban hành thông tư 14 quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Cùng với những thông tư, nghị định, nhiều giải pháp đã được triển khai. Cục Quản lý dược đã cấp mới và gia hạn 4.383 thuốc, trong đó có hàng trăm thuốc biệt dược gốc. Đã có 9 đợt công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Đối với vaccine, Bộ Y tế đã nỗ lực vận động tài trợ từ các tổ chức quốc tế đối với vaccine “5 trong 1” để ưu tiên tiêm cho trẻ ở vùng sâu, vùng xa – những nơi không có điều kiện tiếp cận với vaccine dịch vụ.

Nhưng đó vẫn chỉ là những giải pháp ngắn hạn. Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư, trang thiết bị y tế chưa được giải quyết triệt để. Về lâu dài để không còn tái diễn tình trạng này cần những giải pháp căn cơ, mạnh mẽ hơn.

Năm 2024 - Kỳ vọng

Đối với công tác đấu thầu để đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh - đại diện Cục Quản lý dược - ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng cho biết, hiện Cục quản lý dược đang tham gia sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến đấu thầu để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở y tế như sửa đổi thông tư 15 và thông tư 13 năm 2019 để phù hợp với quy định mới tại Luật đấu thầu 2023 của Quốc hội. "Hiện nay, 2 thông tư này đang được xin ý kiến Ban soạn thảo, Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc. Chúng tôi cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các quy định về đấu thầu thuốc theo hướng các cơ sở y tế có thể mua được nhiều thuốc có cùng hoạt chất nồng độ, hàm lượng đường dùng với giá phù hợp để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh...", ông Lê Việt Dũng nói.

Liên quan đến nguồn cung vaccine năm 2024, TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thông tin, đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó cho phép bố trí ngân sách trung ương để đảm bảo kinh phí mua vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

"Chúng tôi phải sửa nghị định 104, trong đó ngân sách TW sẽ mua vaccine, vận chuyển đến tận địa phương và địa phương sẽ phải bố trí ngân sách để tổ chức tiêm chủng. Hiện đang chờ thẩm định của Bộ tư pháp và sẽ ban hành sớm" - TS. Hoàng Minh Đức cho biết.

Dự kiến trong tháng 1/2024 sẽ hoàn thành việc mua sắm các vaccine đặt hàng trong nước.

"Ngay sau khi được cấp vaccine sẽ tiến hành tiêm bù, tiêm vét. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình TCMR quý I năm 2024 để có thể bao phủ lại độ tiêm chủng p/c bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, duy trì những thành quả chúng ta đã dày công xây lắp trong nhiều năm qua..." - PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW khẳng định.

Có thể nói năm 2023 – một năm nhiều áp lực nhưng đó cũng là động lực để ngành Y nhận diện những vướng mắc, bất cập để sửa đổi, hoàn thiện, với kỳ vọng năm 2024 sẽ tốt đẹp hơn. Đây cũng là mong muốn của bệnh nhân, thầy thuốc và tất cả mọi người dân trong cộng đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Khó khăn của ngành y tế là thử thách không tên
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Khó khăn của ngành y tế là thử thách không tên

VOV.VN - Sáng nay (5/8), tại Sở Y tế TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, nhân viên ngành y tế của thành phố, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Khó khăn của ngành y tế là thử thách không tên

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Khó khăn của ngành y tế là thử thách không tên

VOV.VN - Sáng nay (5/8), tại Sở Y tế TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, nhân viên ngành y tế của thành phố, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Du lịch y tế tại TP.HCM - tiềm năng rất lớn cần được khơi thông
Du lịch y tế tại TP.HCM - tiềm năng rất lớn cần được khơi thông

VOV.VN - Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 300.000 khách nước ngoài đến khám chữa bệnh, trong đó có tới 40% lượng khách tập trung tại TP.HCM. Điều đó cho thấy TP.HCM rất có tiềm năng và điều kiện để triển khai du lịch y tế nếu được khơi thông bằng các hoạt động quảng bá và chính sách hỗ trợ cụ thể.

Du lịch y tế tại TP.HCM - tiềm năng rất lớn cần được khơi thông

Du lịch y tế tại TP.HCM - tiềm năng rất lớn cần được khơi thông

VOV.VN - Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 300.000 khách nước ngoài đến khám chữa bệnh, trong đó có tới 40% lượng khách tập trung tại TP.HCM. Điều đó cho thấy TP.HCM rất có tiềm năng và điều kiện để triển khai du lịch y tế nếu được khơi thông bằng các hoạt động quảng bá và chính sách hỗ trợ cụ thể.

Hệ lụy khi người tham gia BHYT tự mua thuốc, vật tư y tế
Hệ lụy khi người tham gia BHYT tự mua thuốc, vật tư y tế

VOV.VN - Theo dự thảo Thông tư do Bộ Y tế xây dựng, người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài khi bệnh viện thiếu, sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, thay vì phải bỏ tiền túi như hiện nay. Tuy nhiên, đề xuất này còn nhiều bất cập.

Hệ lụy khi người tham gia BHYT tự mua thuốc, vật tư y tế

Hệ lụy khi người tham gia BHYT tự mua thuốc, vật tư y tế

VOV.VN - Theo dự thảo Thông tư do Bộ Y tế xây dựng, người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài khi bệnh viện thiếu, sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, thay vì phải bỏ tiền túi như hiện nay. Tuy nhiên, đề xuất này còn nhiều bất cập.