Lưu giữ nghề gốm truyền thống của người Êđê, Mnông ở lưu vực sông Sêrêpôk

VOV.VN - Ngày 7/12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn "Khôi phục bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn; bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Mnông và Êđê ở vùng lưu vực sông Sêrêpôk tỉnh Đắk Lắk".

Hiện nay, toàn lưu vực sông Sêrêppôk còn khoảng 20 nghệ nhân ở 2 huyện Lắk và Krông Ana của tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ và thực hành nghề gốm truyền thống. Trong đó, có 15 nghệ nhân người Mnông tại xã Yang Tao, huyện Lắk và 5 nghệ nhân người Êđê ở thị trấn buôn Trấp, huyện Krông Ana. Tuy nhiên, họ không còn thường xuyên thực hành tạo ra sản phẩm.

Mặt khác, bến nước truyền thống của Người Êđê và Mnông hiện nay đã bị suy giảm về chất lượng và số lượng. Hơn 92% bến nước ở các buôn đã bị lấn chiếm hoặc chuyển đổi mục đích, nhiều bến nước còn tồn tại nhưng đã biến đổi.

Tại hội thảo, đại biểu cùng thảo luận, chỉ ra những nguyên nhân khiến các bến nước truyền thống ngày càng bị suy giảm. Từ đó đề xuất các giải pháp phục hồi, bảo tồn bến nước. Đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay nhu cầu sử dụng bến nước không còn nhiều, do đó việc phục dựng bến nước phải gắn với du lịch thì mới có thể duy trì lâu dài.

Ông Y Dhat Niê, ở buôn Tul, xã Yang Tao, huyện Lắk nói: "Như ở buôn Tul chúng tôi, hiện 100% dùng nước hợp vệ sinh, nhà nào cũng có. Do đó, việc phục dựng bến nước không còn nguyên trạng thì chỉ nhằm mục đích là giữ lại, bảo tồn truyền thống bến nước, để khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm".

Cùng với đó, đại biểu cũng nêu ra hiện trạng nghề gốm truyền thống của người Êđê và Mnông ở lưu vực sông Sêrêpôk tỉnh Đắk Lắk. Mặc dù là nghề tồn tại và phát triển lâu đời nhưng nghề này chưa gắn với sinh kế của người dân nên hiện nay rất ít người còn biết và theo nghề. Các đại biểu cho rằng, để duy trì và phát triển nghề, việc trước tiên cần làm là phải tạo được thị trường tiêu thụ ổn định, cùng với đó là có các chính sách khuyến khích để người dân quan tâm và gắn bó với nghề.

Ông Y Wu Sruk, Phó Chủ tịch UBND xã Yang Tao, huyện Lắk nêu ý kiến: "Chúng ta cần phải có quy hoạch mỏ đất và tư liệu sản xuất ổn định. Thứ hai là phải tạo nguồn nhân lực dồi dào, dày dặn kinh nghiệm và những người trực tiếp tạo ra sản phẩm gốm. Thứ ba là phải tạo ra chuỗi liên kết thị trường đầu ra để cho các sản phẩm đó được đi vào thị trường, có cơ sở pháp lý, có thương hiệu riêng, có logo, market. Thứ tư là cần có mặt bằng, nguồn vốn để tạo cơ sở, xưởng sản xuất".

Các đại biểu cũng đề xuất, thời gian tới chính quyền các địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ việc khôi phục nghề làm gốm truyền thống để tạo công ăn việc làm cho phụ nữ; tư vấn hỗ trợ nhóm nghệ nhân cách xây dựng kế hoạch để phát triển và nhân rộng mô hình làm nghề. Các địa phương cũng cần quan tâm khôi phục lại bến nước theo tập quán văn hóa truyền thống, tạo môi trường xanh, nguồn nước sạch, đủ điều kiện để bảo tồn văn hóa và các phong tục tập quán khác. Khôi phục lễ hội cúng bến nước và các thực hành văn hóa bến nước gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn cũng như phát triển sinh kế cho người dân.

Điều này phù hợp với mục tiêu đề ra trong Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn
Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

VOV.VN - Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, cộng đồng người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt nội dung "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 2, Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

VOV.VN - Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, cộng đồng người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt nội dung "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 2, Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở  Đắk Nông
Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông

VOV.VN - Thực hiện nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín" (Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030), sáng 14/12, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến.

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở  Đắk Nông

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông

VOV.VN - Thực hiện nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín" (Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030), sáng 14/12, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến.

Tổng Giám đốc VOV tặng quà cho học sinh dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu
Tổng Giám đốc VOV tặng quà cho học sinh dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu

VOV.VN - Sáng 14/12, Đoàn công tác do Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV Đỗ Tiến Sỹ dẫn đầu đã tới thăm, tặng quà, động viên thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lai Châu.

Tổng Giám đốc VOV tặng quà cho học sinh dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu

Tổng Giám đốc VOV tặng quà cho học sinh dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu

VOV.VN - Sáng 14/12, Đoàn công tác do Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV Đỗ Tiến Sỹ dẫn đầu đã tới thăm, tặng quà, động viên thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lai Châu.