Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt khó

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 77 ngày 16/3 đã tổ chức phiên họp để thảo luận về tình hình Myanmar.

Tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại của Việt Nam về tình hình Myanmar hơn 2 năm qua vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, nền kinh tế bị tàn phá, khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, tác động lớn đối với phụ nữ và trẻ em.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là tất cả các bên liên quan phải kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực và bắt đầu đối thoại ý nghĩa, bao trùm nhằm đạt được giải pháp hòa bình và bền vững phù hợp với ý chí và lợi ích của nhân dân Myanmar. Việt Nam kêu gọi tất cả các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Đồng thuận 5 điểm đã được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua, bảo đảm tiếp cận nhân đạo và y tế cho tất cả người dân và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là bảo vệ dân thường.

Về vai trò của ASEAN, Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của Indonesia, Chủ tịch ASEAN và ủng hộ hợp tác chặt chẽ giữa LHQ và ASEAN trong thúc đẩy giải quyết vấn đề Myanmar, trong đó có sự hợp tác giữa 2 Đặc phái viên của LHQ và ASEAN, giữa Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai (AHA) với các cơ quan LHQ trong cứu trợ nhân đạo.

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN, thúc đẩy đối thoại và hòa giải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kêu gọi tăng cường các nỗ lực giải quyết các nguyên nhân gốc rễ đối với tình hình người tị nạn ở bang Rakkhine và tạo thuận lợi đề người dân có thể hồi hương an toàn, tự nguyện, và tái hòa nhập cộng đồng.

Đại sứ khẳng định với vai trò là thành viên ASEAN và Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, thúc đẩy đối thoại, hiểu biết, thu hẹp các khác biệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Sáng 27/2 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp cấp cao khoá 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Sáng 27/2 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp cấp cao khoá 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận và thông qua nghị quyết về Palestine
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận và thông qua nghị quyết về Palestine

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 30/11 đã tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận và bỏ phiếu thông qua 04 nghị quyết về vấn đề Palestine.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận và thông qua nghị quyết về Palestine

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thảo luận và thông qua nghị quyết về Palestine

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 30/11 đã tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận và bỏ phiếu thông qua 04 nghị quyết về vấn đề Palestine.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp theo đề xuất của Nga
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp theo đề xuất của Nga

VOV.VN - Ngày 14/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành họp thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine, các nguy cơ từ những thông tin sai lệch về Nga, theo đề xuất của phía Moscow. Nga, Trung Quốc kêu gọi thế giới xóa bỏ những quan điểm mang tính định kiến, xây dựng “một môi trường quan hệ quốc tế mới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau”.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp theo đề xuất của Nga

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp theo đề xuất của Nga

VOV.VN - Ngày 14/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành họp thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine, các nguy cơ từ những thông tin sai lệch về Nga, theo đề xuất của phía Moscow. Nga, Trung Quốc kêu gọi thế giới xóa bỏ những quan điểm mang tính định kiến, xây dựng “một môi trường quan hệ quốc tế mới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau”.