Bộ GD-ĐT quy định mới: Mỗi giảng viên cần có 10m2 diện tích làm việc

VOV.VN -Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT.

Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi là cơ sở đào tạo) trong hệ thống giáo dục quốc dân và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự thảo lấy ý kiến đến ngày 30/11.

Bộ GD- ĐT ra quy định mới về diện tích làm việc cho giảng viên. (ảnh: Thanh niên)

Theo đó, mỗi cơ sở đào tạo có tối thiểu 1 hội trường với quy mô từ 100, 200 đến 250 chỗ trở lên.

Các phòng học thông thường dưới 100 chỗ đảm bảo số phòng học đáp ứng quy mô đào tạo của cơ sở đào tạo. Đảm bảo số phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng/trại thực hành đáp ứng quy mô, chuyên ngành đào tạo của cơ sở đào tạo;

Mỗi cơ sở đào tạo có tối thiểu 1 thư viện, 1 ký túc xá và có khu hoạt động thể chất với diện tích chuyên dùng cho các hạng mục công trình thể thao được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành cho từng môn. Có tối thiểu 1 nhà thể thao đa năng với kích thước tối thiểu 42m×24m×12,5m.

Đối với diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên, thông tư quy định, mỗi giáo sư cần có diện tích 24 m2; phó giáo sư cần có diện tích làm việc 18 m2; giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10 m2.

Bên cạnh đó,  20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng của là 3 m2/giảng viên, với diện tích không nhỏ hơn 24 m2/phòng.

Cở sở đào tạo có tối thiểu 1 khu dịch vụ tổng hợp; 1 trạm y tế với tổng diện tích chuyên dùng là 300 m2 bao gồm phòng trạm trưởng và y bác sỹ trực; phòng khám, phòng tiêm và thủ thuật, phòng y tá hồ sơ kiêm phát thuốc; kho thuốc và dụng cụ; phòng bệnh nhân, phòng bệnh nhân nặng và cách ly; phòng ăn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, mỗi cơ sở phải có tối thiểu 1 nhà để xe với tiêu chuẩn diện tích 0,9 m2/xe đạp; 2,5 m2/xe máy; 25 m2/ôtô; đảm bảo để số lượng xe tính với tỷ lệ từ 30% đến 60% tổng số sinh viên và từ 60% đến 90% tổng số giảng viên, cán bộ, nhân viên. Phải bố trí khu vực để xe cho sinh viên khuyết tật gần lối vào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không có giáo viên hợp đồng nào tại Hà Nội được xét tuyển đặc biệt
Không có giáo viên hợp đồng nào tại Hà Nội được xét tuyển đặc biệt

VOV.VN - Sở Nội vụ cho biết, các GVHĐ có thời gian công tác trên 5 năm, nhưng lại là lao động trong các cơ sở giáo dục công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên.

Không có giáo viên hợp đồng nào tại Hà Nội được xét tuyển đặc biệt

Không có giáo viên hợp đồng nào tại Hà Nội được xét tuyển đặc biệt

VOV.VN - Sở Nội vụ cho biết, các GVHĐ có thời gian công tác trên 5 năm, nhưng lại là lao động trong các cơ sở giáo dục công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên.

Băn khoăn “Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT”
Băn khoăn “Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT”

VOV.VN - Đây là một điểm đáng chú ý trong trong dự thảo đề xuất phương án thi sau năm 2020 mới được Bộ GD-ĐT công bố.

Băn khoăn “Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT”

Băn khoăn “Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT”

VOV.VN - Đây là một điểm đáng chú ý trong trong dự thảo đề xuất phương án thi sau năm 2020 mới được Bộ GD-ĐT công bố.

Không xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng lâu năm, Hà Nội “tiền hậu bất nhất“?
Không xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng lâu năm, Hà Nội “tiền hậu bất nhất“?

VOV.VN - Hà Nội cho biết, không có GVHĐ nào đủ tiêu chuẩn xét tuyển đặc biệt theo NĐ 161, thử hỏi còn địa phương nào đủ tiêu chuẩn?

Không xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng lâu năm, Hà Nội “tiền hậu bất nhất“?

Không xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng lâu năm, Hà Nội “tiền hậu bất nhất“?

VOV.VN - Hà Nội cho biết, không có GVHĐ nào đủ tiêu chuẩn xét tuyển đặc biệt theo NĐ 161, thử hỏi còn địa phương nào đủ tiêu chuẩn?