Đài Tiếng nói Việt Nam - Ủy ban Dân tộc: 10 năm đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bày tỏ tin tưởng sự phối hợp giữa VOV và Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai, góp phần cải thiện, phát triển đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiều 9/12, Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động phối hợp công tác từ năm 2011 – 2020 và Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 – 2025 giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Ủy ban Dân tộc đã diễn ra tại Hà Nội.

Chủ trì Hội nghị có ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tham dự hội nghị còn có các thứ trưởng, phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các phó tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo một số ban, đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hiện nay Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 6 chương trình tiếng Việt chuyên sâu về đề tài dân tộc thiểu số: Dân tộc Phát triển, Kết nối 54, Đại Gia đình các dân tộc Việt Nam; Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam, Sắc màu các dân tộc Việt Nam; Tìm hiểu các Dân tộc Việt Nam. Đáng chú ý là 13 chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Dao, Tày- Nùng, Cơ Tu, Ê Đê, Jơ Rai, Ba Na, Xơ Đăng, M’Nông, K’Ho, Chăm, Knmer) phủ sóng tại các vùng tập trung đông đồng bào dân tộc ít người.

Các chương trình tập trung vào tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền biểu dương người tốt, việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam và bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc thiểu số.

Trong các chương trình phối hợp (2011- 2021), VOV đã sản xuất hơn 400 chương trình phát thanh chuyên đề về Chương trình 135; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số đã tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ trong việc tuyên truyền, phổ biến cách làm ăn, cải thiện sinh kế, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề quyền con người,…

Nhiều chương trình như “Nhà nông cao nguyên”, “Đồng hành cùng nhà nông”, “Chính sách Pháp luật”, “Hỏi thẳng đáp thật”, “Đồng bào các dân tộc với Quốc hội”,… đã truyền tải một cách hiệu quả và được thính giả đón nhận.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao vai trò của VOV -  cơ quan truyền thông chủ lực, nòng cốt, đa loại hình, đa nền tảng, gắn bó lâu đời với bà con dân tộc thiểu số tiên - trong việc đưa các chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước: “Trong các cơ quan truyền thông nói chung, VOV đóng vai trò chủ lực cùng với Uỷ ban Dân tộc đã truyền tải những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, VOV cũng trực tiếp truyền tải những vấn đề của đồng bào đến với Đảng và Nhà nước. Các phóng viên, biên tập viên là người giữ sợi dây tương tác hết sức là quan trọng”.

Ông Hầu A Lềnh cho biết, kết quả đạt được trong suốt 10 năm qua là minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ giữa VOV và Ủy ban Dân tộc, minh chứng cho sự vào cuộc tích cực của toàn bộ cán bộ, nhân viên của hai cơ quan.

Thay mặt cho Ủy ban Dân tộc và các đồng bào dân tộc thiểu số, ông Hầu A Lềnh gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên, phóng viên, biên tập viên của VOV các thế hệ đã chung tay đồng lòng với Ủy ban Dân tộc, đồng hành với bà con dân tộc thiểu số. “Để bà con dân tộc thiểu số có được những kết quả phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững và thay đổi đời như ngày hôm nay là nhờ rất nhiều vào sự đóng góp rất tích cực từ các cơ quan truyền thông nói chung và VOV nói riêng” – ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho biết, tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhưng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo vẫn chiếm 52% trong cơ cấu đói nghèo của cả nước: “Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các chương trình mục tiêu như Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững,… ; các chương trình Nghị quyết của Quốc hội, Chính Phủ,… đi vào thực tiễn đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số một cách nhanh nhất? Không còn cách nào khác ngoài truyền thông. Truyền thông phải đi trước. Và đấy phải là các cơ quan truyền thông chính thống” – ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Đài Tiếng nói Việt Nam chính là cơ quan đầu tiên mà Ủy ban Dân tộc ký kết chương trình hợp tác.

Đồng tình với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ông Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, các chương trình mục tiêu quốc gia đã được hoàn thành cơ bản tại các khu vực đồng bằng, nhưng đối với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tại khu vực miền núi, khu vực khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều khó khăn.

“Để triển khai thành công các chương trình mục tiêu tại các khu vực miền núi, tập trung đông đồng bào các dân tộc thiểu số, ngoài sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công tác tuyên truyền và truyền thông cũng cần được đầu tư nhiều hơn nữa. Thực tế, cho thấy đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình mục tiêu quốc gia” – ông Đỗ Tiến Sỹ nói.

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng nhận định công tác truyền thông của VOV trong suốt nhiều năm qua đã góp phần thể hiện sự sâu sát, triệt để của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các đồng bào dân tộc thiểu số. Các chỉ đạo, chính sách này đã được cụ thể hóa thông qua các hoạt động của Ủy ban Dân tộc.

“Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động phối hợp với Ủy ban Dân tộc, VOV đã có thêm những chất liệu, cơ hội mới cũng như sự ủng hộ của Ủy ban Dân tộc nói riêng và đồng bào nói chung” - ông Đỗ Tiến Sỹ gửi lời cảm ơn trong công tác phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, tạo sự thống nhất của các lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Ủy ban Dân tộc với VOV trong suốt 10 năm qua. Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam bày tỏ tin tưởng sự phối hợp giữa VOV và Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh dành 4.000 tỷ đồng phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Quảng Ninh dành 4.000 tỷ đồng phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ dành ít nhất 4.000 tỷ đồng để triển khai Chương trình tổng thể, hỗ trợ 160.000 người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.

Quảng Ninh dành 4.000 tỷ đồng phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh dành 4.000 tỷ đồng phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ dành ít nhất 4.000 tỷ đồng để triển khai Chương trình tổng thể, hỗ trợ 160.000 người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.

Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần
Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

Năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng, nhiều thầy cô được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng, nhiều thầy cô được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.