Buồn vì bố nát rượu, lắm điều

VOV.VN - Gia đình không được hoà thuận, chỉ vì ông bố hay rượu chè say xỉn, lắm điều. Làm thế nào để bố chịu từ bỏ "ma men"?

Bố mẹ tôi đến với nhau khi còn khá trẻ, khi bố tôi vừa đi bộ đội về còn mẹ tôi thì mới bước vào làm công chức ở xã. Bố mẹ sinh được 2 chị em tôi, nuôi chúng tôi ăn học tử tế.

Chuyện của gia đình tôi khá phức tạp. Tôi cũng không biết nó bắt đầu từ khi nào, nhưng càng ngày nó càng trở nên trầm trọng hơn. Vấn đề tập trung chủ yếu vào bố. Sau khi đi bộ đội về, bố tôi có đi làm công nhân một thời gian rồi ông về nghỉ hưu. Từ đó, ông ở nhà lo cơm nước, giặt giũ quần áo cho vợ con, cấy mấy mảnh ruộng của nhà để lấy gạo ăn, thỉnh thoảng bán để kiếm thêm chút tiền, không làm thêm bất cứ công việc nào khác, mặc dù bố xin nghỉ trước tuổi nhiều năm.

buon vi bo nat ruou, lam dieu hinh 1
Ảnh minh họa.

Những năm chúng tôi còn bé mọi việc trong nhà đều do ông lo cả. Ông cũng tỏ ra là người chiều vợ con, người ngoài nhìn vào đều khen ông là người hiền lành, chăm chỉ. Lớn lên rồi, tôi mới nhận thấy, bố tôi thuộc tuýp người không suy nghĩ nhiều trong cả hành động và lời nói.

Chuyện tiền bạc, ông tiêu pha thoáng và không tiết kiệm. Nhà ở nông thôn, rau cỏ trong vườn nhà, gia súc, gia cầm, trứng… cũng tăng gia được nên việc chi tiêu vào những bữa ăn cũng không đáng là bao. Mẹ tôi còn đi làm, bà chịu trách nhiệm đi chợ, còn việc nấu nướng thì vẫn do bố tôi đảm nhận. Đồng lương hưu, ông toàn quyền chi tiêu cho nhu cầu cá nhân.

Bố tôi là người không tiết kiệm có cái quạt máy hỏng, cái phích điện hơi bị rỉ nước, là ông sẵn sàng vứt đi rồi lấy tiền của mẹ tôi mua ngay cái mới mà không cần suy nghĩ, sửa sang gì. Gia đình tôi thì không dư giả gì nên thấy vậy mẹ tôi cũng hay cằn nhằn bố, và thế là giữa 2 người lại có chuyện cự cãi qua lại.

Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn sâu sắc trong gia đình tôi. Mâu thuẫn chính là do ông rất hay uống rượu say, thậm chí ăn cơm ở nhà bố cũng uống say. Giờ thì đã thành nghiện rượu đến nỗi có thời gian nói trước quên sau, hoang tưởng... và dẫn đến hỏng men dạ dày. Mẹ con tôi rất lo lắng, thuốc thang khuyên bảo và cũng phải nhờ đến cả bác ruột là anh của bố khuyên mà cũng không được. Thú thật, tôi thì không phải là người khéo, đôi khi bảo bố không được, tôi cũng cáu gắt và giận bố. Nhưng tôi rất xót xa khi thấy bố phung phí sức khỏe của mình như vậy.

Rượu không chỉ phá hủy sức khỏe của bố mà nó còn khiến ông không kiểm soát được hành động, lời nói của mình. Mẹ tôi là cán bộ công chức xã, công việc khá là bận rộn, có hôm phải về muộn, có hôm thì còn mang việc về nhà làm. Nhưng tôi thấy mẹ tôi vẫn luôn có ý thức sắp xếp công việc để chăm lo gia đình. Đặc biệt trong việc đối ngoại thì mẹ tôi làm rất tốt.

Trong họ, ngoài làng, nhà nào có công to việc lớn mẹ tôi đều có mặt một cách có trách nhiệm. Vậy mà bố rất hay chì chiết, đay nghiến, nổi nóng vô cớ với mẹ làm nhà cửa không vui, ông còn đập phá đồ đạc: ấm chén, điện thoại bàn, điện thoại di động… ông lia ra sân, ra vườn không hề nghĩ ngợi, sau đó lại đi sắm mới như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hễ vợ con có nói gì thì bố lại nói giọng hằn học: “vâng thằng này ngu, thằng này không có trình độ, thằng này chẳng biết cái gì, mẹ con mày lắm chữ. Để tao chết đi cho mẹ con mày sung sướng… rồi văng tục, chửi bậy. Dù bố có như vậy, nhưng trong lòng cả ba mẹ con tôi đều tôn trọng bố hết mức. Có lần bố nặng lời với mẹ, tôi giận thay mẹ mà mẹ vẫn dạy tôi không được vậy, đấy là chuyện bố mẹ, phận làm con không được vậy.

Ba mẹ con tôi muốn giữ êm cửa nhà, dù gì mẹ tôi cũng là công chức cấp xã, các con đều học hành tử tế nên góp ý với bố. Biết được điểm yếu của mẹ con tôi, bố tôi lại càng cố nói to cho cả ngõ nghe thấy, rồi ra sân đập bàn đập ghế, chửi rằng: Lũ chúng mày trứng cứ đòi khôn hơn vịt, tao chưa nhờ chúng mày được cái gì mà nứt mắt ra đã lên lớp dạy đời, mất dạy, láo toét. Bố chửi con như vậy thì được nhưng tôi không thích cái kiểu vơ đũa cả nắm. Mẹ tôi là vợ chứ không phải là con, để mà ông nói như vậy.

Có lần mẹ tôi đứng nói chuyện với các bác ở ủy ban, bố tôi đi uống rượu ở đâu về, rồi cứ ầm ầm chửi làm mẹ tôi rất xấu hổ với những người xung quanh. Chuyện chả hay ho gì nên mẹ tôi cho qua thì bố lại bảo khinh ông, không thèm đáp lời. Tôi rất chán nản nên quyết tâm thi đỗ một trường đại học xa nhà để không phải chứng kiến những cảnh đấy nữa. Tuy nhiên, sau khi tôi đi học thì những chuyện như vậy vẫn chưa dừng lại. Thỉnh thoảng lại một lần nhà cửa ầm ĩ.

Giờ thì chỉ còn mình mẹ ở nhà để chịu đựng những cơn tức giận vô cớ của bố, mà có những lần tới tận nửa đêm. Tôi chỉ biết động viên mẹ chứ chẳng làm được gì, gọi điện nói chuyện với bố thì ông toàn lảng đi hoặc dập máy. Thương mẹ, tôi phải làm sao đây?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt
Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt

VOV.VN -Tưởng chừng như đằng sau những bức ảnh lung linh tựa bìa tạp chí là hậu trường với ekip hùng hậu nhưng nhiếp ảnh gia Ohami đã chứng minh điều ngược lại.

Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt

Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt

VOV.VN -Tưởng chừng như đằng sau những bức ảnh lung linh tựa bìa tạp chí là hậu trường với ekip hùng hậu nhưng nhiếp ảnh gia Ohami đã chứng minh điều ngược lại.

Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19
Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19

VOV.VN - Khi các salon tóc đóng cửa, tất cả mọi người đều phải ở nhà tránh dịch, muôn vàn tình huống hài hước đã xảy ra.

Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19

Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19

VOV.VN - Khi các salon tóc đóng cửa, tất cả mọi người đều phải ở nhà tránh dịch, muôn vàn tình huống hài hước đã xảy ra.

Những lời chúc ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Những lời chúc ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

VOV.VN -Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô. Hãy gửi đến những người cha, người mẹ thứ 2 lời chúc ý nghĩa nhất.

Những lời chúc ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Những lời chúc ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

VOV.VN -Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô. Hãy gửi đến những người cha, người mẹ thứ 2 lời chúc ý nghĩa nhất.