Câu chuyện thứ 32:

Chuyện tình xưa

VOV.VN -Bạn là một gã trai đa tình, thích bông đùa, nói những lời yêu đương với các cô gái trên các nẻo đường bạn đi qua dù chẳng để làm gì.

Hình như điều đó là vô hại. Nhưng tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của một bà lão tên An.

Năm mươi năm trước, bà lão An còn là cô bé 17 tuổi. Vào thời gian nghỉ hè, cô bé An theo người làng đi làm thuê ở công trường Bến Tắm, huyện Chí Linh, Hải Dương. Trong những ngày ấy, cô bé An gặp một chàng trai hơn cô 7 tuổi, ở trong đoàn thợ mộc người Nam Hà. Anh tên là P.V.Được.

Hai đoàn làm thuê ở dãy lán ngăn đôi, một bên thợ thổ còn một bên thợ mộc. Không biết do số phận sắp xếp thế nào mà chỗ anh nằm cạnh vách ngăn bên kia, còn bên này là chỗ của cô. Từ nhỏ cô đã ham mê đọc sách nên mỗi lúc nghỉ ngơi lại lấy sách làm vui. Một buổi trưa cô đang mải mê theo những trang sách thì thấy anh ghé mắt qua kẽ hở của phên nứa, ngỏ ý mượn một quyển. Anh đọc xong còn ghi mấy dòng thơ đề tặng cô sau cuốn sách.

Cũng từ hôm đó, hai người thường xuyên thư từ qua lại cho nhau bằng cách nhét qua rào nứa. Thời ấy, con trai con gái đều nhút nhát lắm. Anh thì có vẻ sợ bố (trưởng nhóm thợ mộc), còn An cũng ngại anh chị em bên đoàn mình nên chuyện này hai người bí mật tuyệt đối. Tuy vậy, ngày nào hai người cũng có thư cho nhau, mặc dù thư chỉ là một mảnh giấy nhỏ xíu với vài ba lời tâm sự!

Ảnh minh họa

Thấm thoắt hè đã hết, họ chia tay nhau để mỗi người trở lại một vùng quê. Tối hôm trước khi chia tay, anh hẹn cô ra gặp ở đồi sim. Nghĩ lại cái đêm hò hẹn ấy, bây giờ bà An vẫn thấy buồn cười. Hai người ngồi cách nhau một quãng xa đủ cho hai người nữa ngồi. Và cứ với khoảng cách ấy, họ nói chuyện về kế hoạch cho năm tới, hẹn nhau ngày gặp lại. Đến một cái nắm tay còn chưa có, thế nhưng tình yêu vẫn bay bổng lạ kì, mờ sáng mới chia tay...

Năm sau, An được gọi vào trường Sư phạm Hải Dương và cũng là lúc nhận được thư của anh. Trong thư anh nói, anh đã đỗ vào trung cấp Kiến trúc ở Kim Mã, Hà Nội. Họ thư từ qua lại và hứa hẹn với nhau một tương lai hạnh phúc với một căn nhà xinh với người vợ làm giáo viên và những đứa con ngoan học giỏi… Chẳng mấy chốc đã hết ba năm, anh học xong và ở nhà chờ việc. Anh ghi thư và hẹn cô sẽ gặp nhau ở Hà Nội nhân ngày 2/9/1963.

Nhưng không may, hồi đó giáo viên phải tập trung đi học hè nên cô không đọc được thư anh, lỡ cuộc hẹn. Rồi An lại nhận được tin anh theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường đi đánh giặc. Bức thư báo tin của anh, An cũng chỉ nhận được sau hai tháng vì phải đi tăng cường công tác đội ở một trường khác. Không kịp hồi âm, và từ đó hai người mất liên lạc.

Ba năm chờ đợi không tin tức, cô đã xấp xỉ tuổi 25. Con gái thời ấy ở độ tuổi này gần như thuộc diện ế 100% nên gia đình rất lo lắng, bắt cô phải lấy chồng. Trước áp lực gia đình, cô đã nhắm mắt đưa chân. Chồng An là người khá khó tính và gia trưởng, nên mọi thư từ, vật kỉ niệm trước kia cô đều phải đốt hết. Cô chỉ ghi nhớ địa chỉ quê anh trong trái tim mình, mà địa chỉ này cũng chỉ có tên xã và huyện mà thôi, đó là xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam…

Bà không nghĩ rằng thời gian có thể ngược dòng để bà sống lại một tình yêu xưa cũ. Nhưng lại không đành lòng để một phần tình cảm của mình rơi vào quên lãng suốt phần lớn thời gian của cuộc đời mà không có một âm thanh vọng lại.
Bao nhiêu năm nay bà An đã cố gắng để làm tròn thiên chức làm vợ, làm mẹ, nhưng trong trái tim bà vẫn đau đáu nhớ về tình yêu xưa… Số phận của người ấy ra sao, ông đang sống với gia đình, con cháu hạnh phúc hay đã hy sinh trong cuộc chinh chiến của dân tộc?... Đắn đo mãi, cuối cùng bà quyết định tâm sự với chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi, Đài TNVN, dẫu chẳng hy vọng có hồi âm từ người ấy nhưng dầu sao, bà cũng có thể nghe được những tiếng lòng của chính mình vang lên.

Khi kể lại câu chuyện của bà lão An, tôi cũng chỉ nghĩ rằng sẽ giúp bà lão có những phút giây được sống lại dòng hồi ức của mối tình đầu tiên. Song, thật bất ngờ, ngay sau khi câu chuyện của bà An được phát sóng thì chúng tôi cũng nhận được hồi âm từ phía ông Phùng Văn Được.

Ông lão, với một trạng thái bồn chồn rất đáng yêu của một “chàng trai” 75 tuổi (theo lời Thục Hiền, đồng nghiệp của tôi miêu tả), ông gọi điện tới chương trình để liên lạc với bà An. Hôm sau đó, ông lại gọi đến, và rất hãnh diện kể rằng: “Vừa nghe giọng tôi, bà ấy đã hỏi: “ông Được đấy à?”. Rồi chúng tôi nói chuyện và hỏi nhau về hoàn cảnh gia đình…”.

Ông lão Được cũng kể rằng: “Mất liên lạc với bà ấy từ ngày nhập ngũ, mãi đến năm 1965 tôi mới nghe tin nàng đã lên xe hoa. Những lá thư bà ấy gửi cho tôi trước kia, tôi mang theo và thường đem ra đọc, nó là động lực mạnh mẽ cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt 9 năm ở chiến trường...”.

Không chỉ có hồi âm của ông Được, một người cháu của ông Được cũng nhắn tin cho chương trình nói rằng gia đình rất vui vì chuyện của ông, cậu thanh niên này viết rằng: Sao thời ấy các cụ sống đẹp thế, trong sáng thế. Và cậu cảm thấy rất tự hào về ông mình. Ông của cậu cũng vậy, mấy hôm sau đó, ông cứ luôn kể về câu chuyện đó với bạn bè, con cháu...

Câu chuyện kết thúc ở đó thì quả là có hậu. Và tôi cũng muốn nó kết thúc như vậy. Nhưng tình cờ tôi biết được rằng, hồi ấy, khi hai người gặp nhau, ông Được đã có vợ con ở quê nhà. Nữ đồng nghiệp của tôi cứ chép miệng: “Phụ nữ thời nào cũng dễ tin vào tình yêu, tội bà lão cả đời vấn vương bởi một thoáng tình đùa”. Chi tiết đó, tôi để ngoài chương trình phát thanh và cứ băn khoăn cho đến tận bây giờ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chữ “hiếu” hay chữ “tình”?
Chữ “hiếu” hay chữ “tình”?

VOV.VN - Người yêu chỉ đồng ý cưới nếu anh ở lại thành phố, trong khi anh lại muốn về quê sống để báo hiếu với cha mẹ.

Chữ “hiếu” hay chữ “tình”?

Chữ “hiếu” hay chữ “tình”?

VOV.VN - Người yêu chỉ đồng ý cưới nếu anh ở lại thành phố, trong khi anh lại muốn về quê sống để báo hiếu với cha mẹ.

Lấy chồng “tập 3”
Lấy chồng “tập 3”

VOV.VN - Có nhà văn nói: “Mỗi cuộc hôn nhân là một cuốn tiểu thuyết mà đôi khi người ta phải viết đến hơi thở cuối cùng mới biết được hồi kết".

Lấy chồng “tập 3”

Lấy chồng “tập 3”

VOV.VN - Có nhà văn nói: “Mỗi cuộc hôn nhân là một cuốn tiểu thuyết mà đôi khi người ta phải viết đến hơi thở cuối cùng mới biết được hồi kết".

Cuộc hôn nhân địa ngục với người chồng vũ phu
Cuộc hôn nhân địa ngục với người chồng vũ phu

VOV.VN - Người đàn bà ấy thường xuyên phải chịu những trận đòn, ngủ trên cây hay ra bãi tha ma để khóc cho vơi đi những đau đớn trong lòng.

Cuộc hôn nhân địa ngục với người chồng vũ phu

Cuộc hôn nhân địa ngục với người chồng vũ phu

VOV.VN - Người đàn bà ấy thường xuyên phải chịu những trận đòn, ngủ trên cây hay ra bãi tha ma để khóc cho vơi đi những đau đớn trong lòng.

Ngõ cụt
Ngõ cụt

VOV.VN - Người đàn ông đã có gia đình nhưng lại cưu mang một “nàng Kiều”. Điều gì sẽ diễn ra khi anh ta không thể từ chối đóng vai người tốt?

Ngõ cụt

Ngõ cụt

VOV.VN - Người đàn ông đã có gia đình nhưng lại cưu mang một “nàng Kiều”. Điều gì sẽ diễn ra khi anh ta không thể từ chối đóng vai người tốt?

Khốn khổ vì vợ mù quáng theo tà đạo
Khốn khổ vì vợ mù quáng theo tà đạo

VOV.VN - Lần nào vợ đi, anh Phan cũng khuyên giải đủ kiểu nhưng không thể nào mà ngăn được chị.

Khốn khổ vì vợ mù quáng theo tà đạo

Khốn khổ vì vợ mù quáng theo tà đạo

VOV.VN - Lần nào vợ đi, anh Phan cũng khuyên giải đủ kiểu nhưng không thể nào mà ngăn được chị.

Cuộc tình ghép lại
Cuộc tình ghép lại

VOV.VN - Sau khi ly hôn, người đàn ông ấy hy vọng có được hạnh phúc từ “cuộc tình ghép lại” với người phụ nữ chịu nhiều khổ đau.

Cuộc tình ghép lại

Cuộc tình ghép lại

VOV.VN - Sau khi ly hôn, người đàn ông ấy hy vọng có được hạnh phúc từ “cuộc tình ghép lại” với người phụ nữ chịu nhiều khổ đau.

Kẻ trốn tình
Kẻ trốn tình

VOV.VN - Một người đàn bà vì tôn thờ tình yêu mà để cho 40 năm của cuộc đời mình trôi qua cùng với nỗi cô đơn.

Kẻ trốn tình

Kẻ trốn tình

VOV.VN - Một người đàn bà vì tôn thờ tình yêu mà để cho 40 năm của cuộc đời mình trôi qua cùng với nỗi cô đơn.