Kinh tế thế giới vẫn phải “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao

VOV.VN - Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do bất ổn địa chính trị và tác động tiêu cực từ lãi suất cao, lạm phát leo thang...

Khó khăn bủa vây

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại đáng kể và nguy cơ căng thẳng tài chính tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đang gia tăng trong bối cảnh cả lãi suất và lạm phát đều tăng cao. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm tốc từ 3,1% năm 2022 xuống còn 2,1% năm 2023.

Ông Indermit Gill, Chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Phó Chủ tịch cấp cao của WB cho biết: Nền kinh tế thế giới đang ở một vị thế bấp bênh. Năm 2023, thương mại sẽ tăng trưởng với tốc độ chưa bằng một phần ba so với những năm trước đại dịch Covid-19. Tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, áp lực nợ ngày càng lớn do lãi suất cao hơn.

“Những yếu kém về tài chính đã đẩy nhiều quốc gia có thu nhập thấp vào cảnh túng quẫn vì nợ nần. Trong khi đó, nhu cầu tài chính để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững lớn hơn nhiều so với những dự báo lạc quan nhất về đầu tư tư nhân”, chuyên gia Indermit Gill đánh giá.

Các cú sốc chồng chéo của đại dịch cùng với xung đột Nga - Ukraine và sự suy giảm mạnh trong bối cảnh các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt đã tạo ra một trở ngại lâu dài đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Đồng quan điểm, Phó chuyên gia kinh tế trưởng của WB - ông Ayhan Kose cảnh báo: Nhiều nền kinh tế đang phát triển đang phải vật lộn để đối phó với tình trạng tăng trưởng yếu, lạm phát cao liên tục và mức nợ kỷ lục. Tuy nhiên, những nguy cơ mới - chẳng hạn như khả năng xảy ra tác động lan tỏa rộng hơn từ căng thẳng tài chính mới ở các nền kinh tế tiên tiến - có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Các nhà hoạch định chính sách cần hành động kịp thời để ngăn chặn sự lây lan tài chính và giảm thiểu các tổn thương trong nước trong thời gian ngắn.

Theo WB, ở các nền kinh tế tiên tiến, tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​sẽ giảm từ 2,6% năm 2022 xuống 0,7% năm nay và duy trì ở mức thấp vào năm 2024. Trong khi đó, các nền kinh tế có thu nhập thấp vẫn ở trong tình trạng khó khăn. Lãi suất tăng đã làm trầm trọng thêm tình hình tài chính của họ trong thập kỷ qua. Nợ công hiện nay trung bình khoảng 70% GDP.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng dự báo kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 2,7% trong năm nay, thấp hơn so với mức tăng trưởng do OECD ghi nhận trong năm 2022 là 3,3%. OECD cho rằng kinh tế toàn cầu còn một chặng đường dài phía trước để đạt được tăng trưởng mạnh và bền vững.

Lo ngại về lạm phát leo thang, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các ngân hàng trung ương toàn cầu tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, cũng như thận trọng chống lạm phát.

IMF cảnh báo các lỗ hổng hệ thống tài chính tiềm ẩn có thể bùng phát thành cuộc khủng hoảng mới và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, khiến dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ còn 2,8%, thấp hơn 0,1% so với mức dự báo đưa ra trước đó.

AI - trợ lực tăng trưởng mới?

Nghiên cứu mới đây của McKinsey cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tăng thêm 4,4 nghìn tỷ USD giá trị cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh vẫn có nhiều tranh cãi về tác động của AI đối với lao động và nền kinh tế.

AI sáng tạo, bao gồm các chatbot như ChatGPT có thể tạo văn bản để phản hồi lời nhắc, có khả năng tăng năng suất bằng cách tiết kiệm 60 - 70% thời gian của người lao động thông qua tự động hóa công việc của họ. Một nửa số công việc sẽ được tự động hóa trong vòng vài thập kỷ tới (từ năm 2030 đến năm 2060), theo ước tính của McKinsey.

Không thể phủ nhận rằng AI là một công cụ tuyệt vời để phát triển hiện nay. Nó đã cách mạng hóa công nghệ trong hầu hết các ngành công nghiệp và giải quyết nhiều vấn đề mà nhân loại phải đối mặt. Song, AI vẫn đang ở giai đoạn đầu và nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được quản lý đúng cách. Có lẽ đã đến lúc cần đề phòng một viễn cảnh loài người bị thống trị bởi AI.

Theo ông Geoffrey Hinton, nhà khoa học tiên phong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, AI có thể gây ra mối đe dọa khẩn cấp hơn cả biến đổi khí hậu. Ông Geoffrey Hinton lưu ý, thế giới phải tiếp tục nghiên cứu tích cực, dốc các nguồn lực để tìm ra những điều cần làm với công nghệ AI./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

El Nino có thể khiến kinh tế thế giới "bay hơi" hàng nghìn tỷ USD
El Nino có thể khiến kinh tế thế giới "bay hơi" hàng nghìn tỷ USD

El Nino là sự nóng lên tạm thời và tự nhiên của các vùng xích đạo Thái Bình Dương. Hiện tượng này cũng nghiêm trọng hơn do tác động của con người.

El Nino có thể khiến kinh tế thế giới "bay hơi" hàng nghìn tỷ USD

El Nino có thể khiến kinh tế thế giới "bay hơi" hàng nghìn tỷ USD

El Nino là sự nóng lên tạm thời và tự nhiên của các vùng xích đạo Thái Bình Dương. Hiện tượng này cũng nghiêm trọng hơn do tác động của con người.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?
Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

VOV.VN - Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

VOV.VN - Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

VOV.VN - Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7% - mức chậm nhất kể từ năm 1993.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

VOV.VN - Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7% - mức chậm nhất kể từ năm 1993.