Đừng tước đoạt quyền được trải nghiệm học hỏi của con

VOV.VN - Khi con tự ngã: Đừng đổ lỗi cho hòn đá, mặt đất, hay cái này cái nọ làm con ngã, làm con đau...

Khi con tự ngã: Đừng đổ lỗi cho hòn đá, mặt đất, hay cái này cái nọ làm con ngã, làm con đau. Hãy để con tự nghĩ để xem con đang cảm thấy thế nào, tại sao lại bị đau như vậy, làm thế nào để con không bị đau. Trẻ phải biết đau mới biết đau thực sự đáng sợ thế nào và từ đó có sự cẩn trọng hơn trong các hoạt động từ đó biết quý trọng và bảo vệ bản thân đúng cách.

Khi con mắc lỗi: Đừng chỉ biết nóng vội, ầm ầm quát mắng hay đánh con cho thỏa cơn tức giận. Hãy nghĩ rằng người lớn còn thường xuyên mắc lỗi huống gì trẻ. Trẻ phải có sai mới biết đúng như thế nào, phải mắc lỗi mới biết sửa ra sao để từ đó có sự cẩn trọng suy nghĩ hơn trong các quyết định của mình.

Khi con bị phê bình: Đừng cố để làm hộ con, thúc giục con để bằng giá nào cũng hoàn thành nhiệm vụ người khác giao. Hãy để con bị trê trách, bị phê bình. Có như vậy con sẽ có cảm giác từ sự thất vọng, sự không hài lòng từ người khác để có cảm giác ngại, xấu hổ mà tránh và thay đổi.

Khi con buồn: Đừng cố gượng ép giúp con vui. Hãy để con cảm nhận bằng cảm xúc thật và hỏi con sẽ tự làm cách nào để bản thân vượt qua để vui hơn. Con sẽ học được cách tự điều tiết nội lực của bản thân hợp lý.

Ảnh minh họa

Khi con đòi hỏi: Đừng bao giờ đáp ứng bất kỳ thứ gì mà con đã đòi hỏi. Hãy tạo nguyên tắc đường thẳng đến cùng để con thấy rằng đòi hỏi là điều không cho phép và sẽ không bao giờ có. Giúp con không hình thành thói quen cố tình dùng cảm xúc và hành vi tiêu cực để đạt được mục đích.

Khi con không biết: Đừng chỉ nói cho con biết ngay bất kỳ vấn đề gì con hỏi. Hãy cho con cảm nhận khi người khác biết mà con không biết thì sẽ như thế nào. Giúp con mong muốn khám phá và cùng cha mẹ tìm ra câu trả lời thay bằng chỉ biết hỏi mà không chịu nghĩ.

Khi con lười ăn: Đừng chỉ cố nhồi nhét và con không bao giờ thấy đói. Hãy cho con biết cảm giác đói đáng sợ thế nào và nếu không được ăn thì con sẽ ra sao. Con sẽ có ý thức về nhu cầu ăn hay không ăn rõ nét.

Khi con ích kỷ: Đừng chỉ cố giải thích con phải chia sẻ. Hãy cho con cảm giác khi không ai chia sẻ với con, không ai quan tâm đến con, khi mà mọi người đang vui vẻ với nhau còn con thì chỉ một mình. Con sẽ cảm nhận sự bị cô lập là không dễ chịu.

Khi con không muốn: Đừng chỉ bắt ép hoặc sẵn sàng để con theo ý con. Hãy cho con tối thiểu 2 lựa chọn và cho con phân tích để ra quyết định đồng thời đưa ra mức độ chịu trách nhiệm về các quyết định của con một cách nguyên tắc. Như vậy, con sẽ cẩn trọng trong ra quyết định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nhất thiết phải dạy con
Những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nhất thiết phải dạy con

VOV.VN -Cách tốt nhất để con tồn tại, vượt qua hiểm nguy chính là trang bị cho con những kỹ năng sinh tồn cơ bản.

Những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nhất thiết phải dạy con

Những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nhất thiết phải dạy con

VOV.VN -Cách tốt nhất để con tồn tại, vượt qua hiểm nguy chính là trang bị cho con những kỹ năng sinh tồn cơ bản.

10 bí quyết để trở thành cha mẹ tốt
10 bí quyết để trở thành cha mẹ tốt

VOV.VN -Một ngày nào đó khi con trưởng thành, bạn có thể tự hào rằng bạn đã đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và hạnh phúc của con mình.

10 bí quyết để trở thành cha mẹ tốt

10 bí quyết để trở thành cha mẹ tốt

VOV.VN -Một ngày nào đó khi con trưởng thành, bạn có thể tự hào rằng bạn đã đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và hạnh phúc của con mình.