Mẹ chồng dạy văn “á khẩu” trước cô con dâu thích chơi chữ

VOV.VN - Ca dao tục ngữ hỗ trợ rất tốt trong việc giáo dục nhân cách con người nhưng cũng gây rất nhiều rắc rối, phiền toái cho những người cố tình chơi chữ.

Sau tuần trăng mật trở về, hôm đầu tiên ở nhà chồng, con dâu được tôi là một nhà giáo dạy văn tâm sự về việc “ nhập gia tùy tục”. Đáng lẽ ra chuyện này phải để con trai làm, vì “ dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” nhưng vì con trai hiền lành quá nên tôi phải làm thay.

Nguyên một buổi, tôi dạy con dâu bằng thơ ca, tục ngữ, kết thúc bằng câu: Kho tàng thơ ca, tục ngữ, ca dao Việt Nam của ông cha ta ngàn đời để lại phong phú và có giá trị thâm thúy lắm con dâu à!

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng bệnh nghề nghiệp nên tôi tranh thủ nói một hơi dài làm con dâu phải nín thở để nghe cho rõ bài học đầu tiên. Kết thúc buổi tâm sự bằng việc tôi trao cho con dâu cái chìa khóa nhà mới làm thêm để lo về sớm mà lo cho chồng.

Không biết con dâu đã tiếp thu được bao nhiêu phần trăm lời dạy của mẹ chồng mà hôm đầu tiên đi làm về  đã quên đem chìa khóa nhà. Tôi phải tranh thủ về sớm mở cửa cho con dâu mà không một tiếng phàn nàn vì không muốn mang tiếng  mẹ chồng ghê gớm như trong phim “Sống chung với mẹ chồng”.

Ngày thứ hai đi làm về con dâu lại để quên chìa khóa, lần này con dâu chủ động trước xin lỗi mẹ chồng rối rít khiến tôi phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Ngày thứ ba con dâu vẫn để quên chìa khóa, cái gì cũng vậy, cứ lặp lại đến lần thứ ba thì thầy tu cũng không giữ nổi bình tĩnh, tôi bèn hét lên:

  • Có cái chìa khóa mà hôm nào cũng quên thì chỉ có cạp đất mà ăn…

Con dâu đáp lí nhí: Mẹ có phải trong giới showbiz đâu mà phát biểu y hệt Ngọc Trinh.

Vậy là từ đó trở đi, hôm nào con dâu đi làm cũng về nhà muộn. Tôi nhắc nhở thì con dâu nhẹ nhàng thưa: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn mẹ ạ!”. Mà tôi có bắt con dâu phải làm việc nhà đâu, chỉ có mỗi một việc là về ăn cơm tối, vậy nhưng hôm nào con dâu cũng về muộn bắt cả nhà phải đợi.

Về đến nhà rồi còn phải đợi con dâu tắm xong thì cả nhà mới được ăn cơm. Tôi nhắc khéo thì con dâu bảo: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm…”. Rút kinh nghiệm cả nhà đợi con dâu về tắm rửa xong, khi nào con dâu có tâm hồn ăn uống thì tự dọn mâm lên rồi cả nhà sẽ cùng vào ăn. Ăn cơm xong, con dâu rửa chén thì toàn nghe vang tiếng rổ bát lạo xạo. Tôi lo chén bát vỡ, bảo con dâu nhẹ tay tí thì được nghe trả lời lại rằng: “ Bát đĩa cũng có lúc va nhau mà mẹ…”. Cả hai vợ chồng tôi đều thở dài lắc đầu ngao ngán, không ai bảo ai cùng đồng thanh thốt lên: Lại chơi chữ không đúng nữa rồi!…

Mỗi tuần con dâu chỉ được nghỉ việc có mỗi một ngày chủ nhật, vậy mà chẳng thấy giúp việc nhà, chỉ thấy giỏi đi tám với mấy bà nhiều chuyện hàng xóm, mà toàn chuyện nói xấu nhà chồng. Quá tức giận nên tôi đã gọi con dâu về để góp ý nhẹ nhàng. Thế nhưng chưa nói dứt lời con dâu đã oang oang: “ Bán anh em xa, mua láng giềng gần…”.

Một hôm dự đám cưới ở nhà một người họ hàng, vì ham vui nên hai cha con có hơi quá chén nên khuya hôm đó mới đủ tỉnh say mà trở về nhà nhưng người vẫn còn nặng mùi cồn, thấy thế con dâu ca ngay: “ Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”.

Quá bức xúc, tôi lôi hết tất cả những gì ấm ức trong lòng trong thời gian qua nói tuồn tuột ra hết. Vậy nhưng con dâu vẫn thản nhiên đáp: “ Mẹ dạy con đấy chứ,  đã thấy con đọc sai câu ca dao, tục ngữ nào chưa ạ!…”.

Nghe đến đó thì tôi hết chịu nổi, giọt nước đã tràn ly liền triệu tập một cuộc họp gia đình khẩn cấp. Tôi nói thẳng vào vấn đề chính là đề nghị từ nay không ai ở trong cái nhà này được sử dụng ca dao, tục ngữ nữa. Nó giống như là con dao hai lưỡi, ca dao tục ngữ hỗ trợ rất tốt trong việc giáo dục nhân cách con người nhưng cũng chính nó đã gây rất nhiều rắc rối, phiền toái cho những người muốn hay cố tình chơi chữ mà không hiểu gì về giá trị cao quý của nó…Con dâu đáp tỉnh queo: Còn hên xui mẹ ạ!.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ nữ tránh nói những điều này trong lần đầu hẹn hò
Phụ nữ tránh nói những điều này trong lần đầu hẹn hò

VOV.VN - Mọi người có xu hướng "lấp lánh hóa" sự thật. Và phụ nữ thường tránh nói những điều này trong lần đầu hẹn hò.

Phụ nữ tránh nói những điều này trong lần đầu hẹn hò

Phụ nữ tránh nói những điều này trong lần đầu hẹn hò

VOV.VN - Mọi người có xu hướng "lấp lánh hóa" sự thật. Và phụ nữ thường tránh nói những điều này trong lần đầu hẹn hò.

Lý do vợ bạn muốn xem TV hơn là làm “chuyện ấy“
Lý do vợ bạn muốn xem TV hơn là làm “chuyện ấy“

VOV.VN -Theo cuộc khảo sát mới của Mortar London, hơn 20% phụ nữ thích xem TV hơn là quan hệ tình dục. Đây là những gì có thể xảy ra và bạn nên làm gì?

Lý do vợ bạn muốn xem TV hơn là làm “chuyện ấy“

Lý do vợ bạn muốn xem TV hơn là làm “chuyện ấy“

VOV.VN -Theo cuộc khảo sát mới của Mortar London, hơn 20% phụ nữ thích xem TV hơn là quan hệ tình dục. Đây là những gì có thể xảy ra và bạn nên làm gì?

Tình mẹ duyên con
Tình mẹ duyên con

VOV.VN - Chị thấy mình thật đáng trách khi yêu đương quá mù quáng mới xảy ra cơ sự như ngày hôm nay. 

Tình mẹ duyên con

Tình mẹ duyên con

VOV.VN - Chị thấy mình thật đáng trách khi yêu đương quá mù quáng mới xảy ra cơ sự như ngày hôm nay. 

Hoang mang vì con trai thích làm đỏm, không chịu lấy vợ
Hoang mang vì con trai thích làm đỏm, không chịu lấy vợ

VOV.VN -Bây giờ thì con trai tôi đã hơn 30 tuổi mà vẫn chưa chịu lấy vợ, gần nửa đời người chứ còn ít ỏi gì đâu mà vẫn lẻ bóng một thân một mình.

Hoang mang vì con trai thích làm đỏm, không chịu lấy vợ

Hoang mang vì con trai thích làm đỏm, không chịu lấy vợ

VOV.VN -Bây giờ thì con trai tôi đã hơn 30 tuổi mà vẫn chưa chịu lấy vợ, gần nửa đời người chứ còn ít ỏi gì đâu mà vẫn lẻ bóng một thân một mình.

Phát hoảng vì cô em dâu chỉ thích “thả rông”
Phát hoảng vì cô em dâu chỉ thích “thả rông”

VOV.VN -Do điều kiện kinh tế, cả cha mẹ và con dâu, con trai đều sống chung một nhà. Cũng từ đây mọi sự phiền toái bắt đầu phát sinh. 

Phát hoảng vì cô em dâu chỉ thích “thả rông”

Phát hoảng vì cô em dâu chỉ thích “thả rông”

VOV.VN -Do điều kiện kinh tế, cả cha mẹ và con dâu, con trai đều sống chung một nhà. Cũng từ đây mọi sự phiền toái bắt đầu phát sinh.