Nhìn từ cuộc hôn nhân của cha mẹ

Thẳng thắn mà nói, trong kinh nghiệm và ký ức của riêng mình, tôi luôn nghĩ cuộc hôn nhân của bố mẹ giống như chuyến xe ngựa lắc lư trên con đường đầy đất đá.

Tôi cứ tự hỏi tại sao bố mẹ tiếp tục chung sống làm gì, khi hết hồi này đến chương khác trong chuyện của họ là cãi cọ, giận dữ, rồi lại tạm lắng, ổn định, sự điềm đạm, bình tĩnh thay thế khi họ “làm quen” lại với nhau, chờ đến trận tranh cãi mới.

Là một đứa trẻ rồi đến một nhóc tuổi teen, với những suy nghĩ được lý tưởng hóa về tình yêu và sự lãng mạn, tôi chẳng thể nhận ra, hầu hết các cuộc hôn nhân đều như vậy.

Bố mẹ lấy nhau 4 năm rồi mới có tôi. Cái điều này cũng đủ để làm tôi suy nghĩ, “thực ra thì hai người có hòa hợp với nhau không?”. Cả bố mẹ đều được nuôi dạy trên một nền tảng truyền thống, trong đó người ta tin rằng không nên có chuyện li hôn. Bản thân bạn bè đồng trang lứa của bố mẹ cũng đang sống vậy, nên bố mẹ càng không thấy cuộc sống của họ như vậy có vấn đề gì.

Bỏ qua sự lộn xộn thỉnh thoảng vẫn diễn ra trong nhà, tôi tin rằng, cả bố và mẹ đều sống với nhau vì sự quan tâm sâu sắc và lo lắng cho tôi. Có thể hai người không muốn tôi trở thành đứa trẻ trong một gia đình khuyết thiếu, có thể hai người không muốn truyền cho tôi suy nghĩ dễ dàng đối với việc ly hôn nếu tôi là đứa trẻ có bố mẹ rơi vào cảnh như vậy...

Song điều tôi cảm thấy biết ơn nhất là, trong mọi cuộc đối đầu, bố mẹ không bao giờ cố gắng lôi kéo con về “phe” mình. Đây có lẽ cũng là bài học quan trọng nhất tôi có được về cách ứng xử với con cái của bố và mẹ: Bất kể bạn có vấn đề gì với ai, đừng cố gắng làm mọi chuyện rối tung bằng cách lôi người thứ ba vào cuộc.

Bố mẹ không coi tôi là công cụ trong cuộc chiến của họ, bố mẹ tôn trọng tôi như một cá thể riêng biệt, có cảm xúc, có tâm hồn và được quyền lựa chọn các mối quan hệ riêng của nó. Và cho dù bố mẹ có những bất đồng, họ vẫn luôn cố gắng tạo ra quanh tôi một môi trường ấm ấp, bình yên để mà khôn lớn.

Bản thân một yếu tố rất nhỏ này thôi mà làm nên khác biệt lớn trong tuổi thơ tôi. Tôi hiểu rằng với cha mẹ mình, gia đình được đặt lên trên hết, trên cả cái tôi cá nhân và sự hiếu thắng, hẹp hòi. Và sự phát triển tâm lý của con cái là điều họ luôn trăn trở.

Những người thuộc thế hệ tôi bây giờ, có quan điểm về hôn nhân thoáng hơn, ly hôn cũng dễ dàng hơn. Tôi chẳng muốn bàn về thái độ đối với ly hôn của họ, mỗi người có những giá trị khác nhau để mà coi trọng và tin tưởng. Nhưng sẽ thật không phải nếu sự rắc rối trong mối quan hệ tình cảm riêng tư của bạn ảnh hưởng đến đứa trẻ kết tinh từ chính mối quan hệ ấy những khi còn mặn nồng. Nó đã lớn rồi và có suy nghĩ, cảm xúc riêng, bạn không thấy sao? Nếu bạn không thể bảo bọc con trong môi trường ấm áp như bố mẹ tôi đã làm, thì ít nhất, cũng đừng lôi con vào tâm bão./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vợ “đoảng” vắng chồng
Vợ “đoảng” vắng chồng

Tin gây chấn động gia đình, bố nó sẽ đi công tác một tuần. Vợ đoảng cứ gọi là bồi hồi thể hiện rõ trên nét mặt.

Vợ “đoảng” vắng chồng

Vợ “đoảng” vắng chồng

Tin gây chấn động gia đình, bố nó sẽ đi công tác một tuần. Vợ đoảng cứ gọi là bồi hồi thể hiện rõ trên nét mặt.

“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”
“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”

Đấy là câu nói quen thuộc của hội chị em đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” mỗi khi nhắc đến những điều sau:

“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”

“Trước khi lấy chồng, ước gì tôi biết...”

Đấy là câu nói quen thuộc của hội chị em đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” mỗi khi nhắc đến những điều sau:

Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?
Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?

VOV.VN - Bạn tôi đã gửi rất nhiều tin nhắn xin lỗi, gọi điện nhưng bạn trai cô ấy kiên quyết không nghe điện, cũng không nhắn tin trả lời, còn không đến thăm khi cô ấy ốm.

Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?

Phải làm gì khi bạn trai lạnh lùng, không liên lạc?

VOV.VN - Bạn tôi đã gửi rất nhiều tin nhắn xin lỗi, gọi điện nhưng bạn trai cô ấy kiên quyết không nghe điện, cũng không nhắn tin trả lời, còn không đến thăm khi cô ấy ốm.

Trở thành kẻ thù sau khi chia tay
Trở thành kẻ thù sau khi chia tay

Chia tay nhau như những người bạn vẫn là điều tốt nhất, vì điều đó giúp bạn giữ được sự bình yên tâm trí. Vì thế, hãy tránh xa những kiểu chia tay dưới đây. 

Trở thành kẻ thù sau khi chia tay

Trở thành kẻ thù sau khi chia tay

Chia tay nhau như những người bạn vẫn là điều tốt nhất, vì điều đó giúp bạn giữ được sự bình yên tâm trí. Vì thế, hãy tránh xa những kiểu chia tay dưới đây. 

Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi
Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi

VOV.VN - Tôi nghĩ mà chua xót trong lòng. Không đồng ý cho cưới thì cháu không hỏi han, không đoái hoài gì đến vợ chồng tôi, được đồng ý thì cháu khác hẳn.

Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi

Mẹ lo con trai khổ khi lấy vợ ít tuổi

VOV.VN - Tôi nghĩ mà chua xót trong lòng. Không đồng ý cho cưới thì cháu không hỏi han, không đoái hoài gì đến vợ chồng tôi, được đồng ý thì cháu khác hẳn.

Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?
Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?

VOV.VN - Liệu đến với anh thì sau này, cuộc sống của chúng em có hạnh phúc? Em có thể sống trong cảnh mẹ kế - con chồng hay không?... 

Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?

Có nên lấy người đã ly dị vợ và có con riêng?

VOV.VN - Liệu đến với anh thì sau này, cuộc sống của chúng em có hạnh phúc? Em có thể sống trong cảnh mẹ kế - con chồng hay không?... 

"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"
"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"

Tôi có hai người con trai. Điều đó có nghĩa tôi có hai người con dâu. Và như thế, tôi có hai mối va chạm.

"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"

"Con dâu ơi, mẹ thực lòng không ác thế!"

Tôi có hai người con trai. Điều đó có nghĩa tôi có hai người con dâu. Và như thế, tôi có hai mối va chạm.

Vợ xấu, không cần giữ?
Vợ xấu, không cần giữ?

Làm sao anh đủ can đảm để nói với bạn bè rằng “anh không đưa em đi chỉ vì em quá… xấu gái”.

Vợ xấu, không cần giữ?

Vợ xấu, không cần giữ?

Làm sao anh đủ can đảm để nói với bạn bè rằng “anh không đưa em đi chỉ vì em quá… xấu gái”.