Tủi nhục vì bị con cái hắt hủi, bỏ rơi

VOV.VN - Hết chăm con rồi lại lo chăm cháu. Tôi tự thấy đã hết mình vì con, vì cháu, vậy mà chẳng hiểu sao chúng vẫn đối xử tệ bạc với tôi.

Tôi năm nay đã 69 tuổi. Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi khai hoang ở miền núi Thanh Hóa. Ở đây tôi đã gặp chồng tôi, là cán bộ miền Nam tập kết. Chúng tôi sinh được 4 người con trai. Khi đó chồng tôi đã nghỉ hưu, tôi thì nghỉ mất sức. Lương của hai vợ chồng chẳng được bao nhiêu nhưng cuộc sống cũng tạm ổn.

Năm 1997, vợ chồng tôi về quê nội ở trong Nam. Nhưng qua hai cuộc kháng chiến, đất đai của chồng tôi trong đó mất hết, vợ chồng tôi không có việc làm, con thì còn nhỏ nên cuộc sống vô cùng vất vả. Lần hồi qua ngày 3 năm, chúng tôi cố gắng lo cho con trai cả có nghề nghiệp rồi lo cho nó lấy vợ ở trong Nam.

(Ảnh minh họa)

Sau đó, vợ chồng tôi lại chuyển ra Bắc, sinh sống bằng mấy đồng lương của chồng. Còn tôi, do về mất sức nên không có lương. Nhưng chúng tôi vẫn sống vui vẻ, hòa đồng, lo cho 3 đứa con được ăn học đầy đủ và dành phần mua thêm đất đai để lo cho các con sau này.

Rồi đứa con thứ 2 đến tuổi lấy vợ, lo cưới xin cho con xong chúng tôi lại trở về nhịp sống bình thường. Tôi cứ nghĩ vẫn sẽ êm đẹp như thế, ai ngờ 14 năm trước, chồng tôi qua đời sau 3 tháng bệnh tật. Vì thế còn mình tôi bươn trải buôn bán, làm ruộng, lo tiếp chuyện học nghề và lo cho hai đứa con sau.

Công sức mà hai vợ chồng tích góp sau này là tài sản tôi có được sau làm ăn buôn bán, tôi đều dành cho các con. Tôi mua cho mỗi đứa một xuất đất ngay bên cạnh nhà tôi, số còn dư cho chúng nó làm vốn liếng làm ăn. Hết chăm con rồi lại lo chăm cháu. Tôi tự thấy đã hết mình vì con, vì cháu, chẳng có chỗ nào chê trách cả. Vậy mà chẳng hiểu sao con cháu vẫn đối xử tệ bạc với tôi.

9 năm trước, tôi bệnh nặng phải nằm viện. Các con tị nạnh nhau, chẳng đứa nào đến chăm sóc tôi. Tôi cứ nghĩ chúng chưa hiểu chuyện nên chẳng buồn lắm và tự thuyết phục mình là lần sau chúng sẽ không thế đâu. Nhưng không ngờ từ sau lần đó, tôi cứ ốm liên miên mà các con chẳng thay đổi chút nào.

Có lần tôi phải mổ mắt, thằng con cả dẫn tôi đến bệnh viện rồi về luôn, mặc tôi làm sao thì làm, còn mấy đứa kia chẳng thấy ló mặt đến. Từ đấy đến giờ, bao nhiêu lần tôi ốm đau nhưng chẳng thấy con cái hỏi thăm, chăm nom, mà chỉ thấy đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tôi gọi cho thằng cả thì nó bảo bận lắm, không đến được, gọi thằng hai thì nó bảo “Mẹ gọi thằng ba đi”. Gọi thằng ba thì nó đùn cho thằng út. Gọi thằng út thì nó bảo: “ Mẹ có 4 đứa con cơ mà, có phải chỉ mình con đâu?” .

Những năm nay tôi đau ốm, chỉ có đúng một lần con dâu cả và con dâu thứ ba ở lại với tôi được một đêm. Sáng hôm sau chồng chúng nó đến đón về sớm, còn mình tôi làm sao thì làm. Cứ mỗi lần tôi đau ốm lại nhờ cậy họ hàng bên ngoại, chứ chẳng trông mong được gì ở con trai, con dâu.

 

(Nghe câu chuyện ở đây)

Đau buồn và thất vọng nhất là lần tôi bị đột quỵ. Hàng xóm đập cửa gọi các con tôi đưa bệnh viện, nhưng chúng lặng thinh. Gọi máy bàn reo, di động reo mà chẳng đứa nào nghe máy, cuối cùng người ta phải gọi xe ôm đưa tôi đi bệnh viện. Nằm trong viện mà mỗi khi bác sĩ hỏi sao không thấy người đến chăm nom, tôi đều phải giấu là các con đi công tác xa, sợ chúng nó lo.

Nhiều năm đau ốm, lương không có, lại không đủ sức khỏe để kiếm tiền nên tôi phải họp gia đình xin mỗi đứa con 100.000 mỗi tháng để sinh sống. Chúng ậm à ậm ừ rồi thôi, chẳng đứa nào cho tôi lấy một đồng, tôi đành phải vay mượn khắp nơi để sống.

Khi chia đất, chia nhà cho các con, tôi chỉ chừa lại cái nhà con con vì tôi cho rằng của mình cũng là của con, không cho chúng nó thì cho ai. Với lại tôi cũng nghĩ, sau này có già yếu thì chúng cũng chăm sóc cho tôi nên giờ chỉ cần cái nhà nhỏ nhỏ là được rồi. Ai ngờ chúng bất hiếu như thế.

Dù vất vả như thế nào tôi vẫn lo nghĩ và thương yêu các con, cố gắng cho chúng những gì tốt nhất có thể. Vậy mà đổi lại tôi được gì, ốm đau chẳng có lấy một đứa chăm sóc. Đã thế còn phải tự đi vay mượn khắp nơi để lấy cái mà sinh sống chứ chẳng trông nhờ vào đứa con nào.

3 năm trước, tôi phải bán đi một phần nhà để trả nợ đã vay mượn trong 3 năm qua. Ấy vậy mà chuyện không dừng lại ở đó. Thằng con thứ 3 của tôi đào móng làm nhà khiến nhà tôi bị sập, tài sản trong nhà hư hỏng hết. Tôi thì bị gãy tay, chấn thương đầu, phải đưa đi cấp cứu hết bệnh viện Tỉnh đến bệnh viện TW.

Suốt 4 tháng trời, chẳng đứa con nào chăm sóc tôi lấy một ngày, chỉ đưa 1 triệu đồng coi như chi phí tôi nằm viện. Tôi lại phải cậy nhờ họ hàng bên ngoại giúp đỡ. Còn may là chúng còn lướt qua thăm tôi rồi đi chứ chưa đến mức là không thấy mặt mũi như lần trước.

Khi vết thương của tôi đã tạm ổn thì cũng là lúc Tết Nguyên đán sắp đến. Bệnh viện cho tôi về nhà một thời gian để đón Tết rồi quay lại điều trị sau. Tôi không còn nhà để ở nên phải về nhà thằng cả. Tôi vừa đến sáng 27 thì đến sáng 30 con dâu cả của tôi bảo sang nhà khác mà ở, chứ nó không cho tôi ở đó nữa. Mà những đứa con khác chẳng cho tôi qua. Ngày Tết, người ta được vui vẻ, xum vầy bên con cháu thì tôi bị các con đuổi ra đường. Có còn nỗi đau, sự tủi nhục nào như vậy nữa không?

Khi tôi ra viện, thấy tôi khó khăn, xã cấp cho tôi 6 tháng gạo. Tôi mang số gạo đó sang nhờ bà con bên ngoại giúp từ ăn uống đến thuốc men. Họ hàng nhiều lần khuyên giải, chỉ trích các con tôi nhưng chúng không thay đổi bản chất. Đối với các con tôi đã hết cách, không con gì nói để mà hy vọng nữa rồi.

Giờ tôi đã già rồi, bệnh tật quá nhiều. Trước tôi hy vọng nhờ cậy được các con khi về già nhưng càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng nặng nề bấy nhiêu. Tôi muốn đến viện dưỡng lão hoặc đến trung tâm dành cho người cao tuổi để nhờ, chứ cứ ở nhà con cái như vậy, tôi cực kì tủi thân và đau khổ. Nhưng, trung tâm chỉ nhận người không có con cái, chứ bốn đứa con như tôi thì họ không nhận đâu.

Bà con làng xóm đều động viên tôi rằng chúng thất đức như vậy thì sẽ bị trừng phạt thôi. Tôi phải làm gì để thoát khỏi cảnh đau khổ này?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiệt sức vì gia đình nợ nần và nghèo khó
Kiệt sức vì gia đình nợ nần và nghèo khó

VOV.VN - Có lúc chán nản, tôi đã muốn kết thúc cuộc đời khổ cực, vất vả của mình nhưng vì thương vợ, thương con, tôi lại tỉnh ra và chưa làm gì dại dột.  

Kiệt sức vì gia đình nợ nần và nghèo khó

Kiệt sức vì gia đình nợ nần và nghèo khó

VOV.VN - Có lúc chán nản, tôi đã muốn kết thúc cuộc đời khổ cực, vất vả của mình nhưng vì thương vợ, thương con, tôi lại tỉnh ra và chưa làm gì dại dột.  

Có nên ly hôn khi chồng không còn tình cảm?
Có nên ly hôn khi chồng không còn tình cảm?

VOV.VN - Nếu em chấp nhận ly dị, con em sẽ khổ. Hơn nữa, em vẫn còn yêu anh nhưng không thể chịu đựng được mỗi khi anh xúc phạm em và gia đình.

Có nên ly hôn khi chồng không còn tình cảm?

Có nên ly hôn khi chồng không còn tình cảm?

VOV.VN - Nếu em chấp nhận ly dị, con em sẽ khổ. Hơn nữa, em vẫn còn yêu anh nhưng không thể chịu đựng được mỗi khi anh xúc phạm em và gia đình.

Làm mẹ chồng cũng khó thật
Làm mẹ chồng cũng khó thật

Từng nghe lời than, đừng đòi hỏi ở các nàng dâu quá nhiều, vậy thì với tư tưởng tiến bộ hiện thời, thiết nghĩ họ cũng nên đừng đòi hỏi nhiều quá ở một bà mẹ chồng.

Làm mẹ chồng cũng khó thật

Làm mẹ chồng cũng khó thật

Từng nghe lời than, đừng đòi hỏi ở các nàng dâu quá nhiều, vậy thì với tư tưởng tiến bộ hiện thời, thiết nghĩ họ cũng nên đừng đòi hỏi nhiều quá ở một bà mẹ chồng.

Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả miễn sao ly dị được vợ
Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả miễn sao ly dị được vợ

Tôi chấp nhận để chuyện ngoại tình của mình ảnh hưởng tới công việc vì muốn chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc với vợ.

Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả miễn sao ly dị được vợ

Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả miễn sao ly dị được vợ

Tôi chấp nhận để chuyện ngoại tình của mình ảnh hưởng tới công việc vì muốn chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc với vợ.

Im lặng sẽ giết chết hôn nhân?
Im lặng sẽ giết chết hôn nhân?

Mỗi khi giận nhau, cả hai vợ chồng đều chọn cách im lặng. Sự im lặng này trở thành căn bệnh mãn tính và “ăn mòn” tổ ấm của anh chị.

Im lặng sẽ giết chết hôn nhân?

Im lặng sẽ giết chết hôn nhân?

Mỗi khi giận nhau, cả hai vợ chồng đều chọn cách im lặng. Sự im lặng này trở thành căn bệnh mãn tính và “ăn mòn” tổ ấm của anh chị.

Lấy lòng bố chồng
Lấy lòng bố chồng

Nếu các cô dâu mới e ngại mẹ chồng thì tôi lại ngại bố chồng hơn. Bố chồng tôi là người khá cổ hủ, khó tính, gia trưởng lại hay săm soi. 

Lấy lòng bố chồng

Lấy lòng bố chồng

Nếu các cô dâu mới e ngại mẹ chồng thì tôi lại ngại bố chồng hơn. Bố chồng tôi là người khá cổ hủ, khó tính, gia trưởng lại hay săm soi.