62 nghệ nhân dân gian được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân

Đây là đợt phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt đầu tiên cho các cá nhân có nhiều cống hiến trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 14/3 cho biết, Chủ tịch nước vừa ra Quyết định số 356/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” cho 62 nghệ nhân dân gian.

Đây là đợt phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đợt đầu tiên cho các cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Trong danh sách được phong tặng có rất nhiều nghệ nhân đã bước vào tuổi xưa nay hiếm như “đệ nhất danh cầm” Nguyễn Phú Đẹ (Hải Dương) và cụ Nguyễn Thị Vượn (nghệ nhân ca trù ở thôn Chanh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)...

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phú Đẹ (phải) trong lĩnh vực ca trù được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân. (Ảnh: TTXVN).

Hà Nội là địa phương có nhiều nghệ nhân nhân dân được phong tặng đợt đầu tiên với bảy nghệ nhân. Những nghệ nhân được phong tặng lần này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian, được đông đảo công chúng quý trọng, mến mộ tài năng như cụ Nguyễn Thị Khướu (ca trù), Nguyễn Thị Vượn (ca trù)...

Thành phố Hồ Chí Minh cũng có sáu nghệ nhân được phong tặng danh hiệu vinh dự trong đợt này là các nghệ nhân ưu tú Lê Khắc Tùng (Lê Thanh Tùng, Lê Thanh), Phạm Công Tỵ (Út Tỵ), Trương Hớn Minh (Trương Lộ), Lương Tấn Hằng (Từ Tiết Hằng), Vương Xú Há (Trương Hán Minh), Lưu Kiếm Xương...

Trong đợt này Chủ tịch nước cũng quyết định truy tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân cho bốn nghệ nhân ưu tú quá cố là các cụ Phan Chí Thành ở Bình Định, Phạm Văn Hiến (Văn Ngọc) ở Hải Dương, Nguyễn Tấn Nhì (Nhị Tấn) ở Thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Mẫn (Minh Mẫn) ở Thừa Thiên-Huế.

Đồng thời, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho chín cá nhân và phong tặng danh hiệu này cho 561 nghệ nhân có thành tích xuất sắc trong việc giữ gìn văn hóa phi vật thể dân gian.

Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể là sự tôn vinh thiết thực, xứng đáng đối với nghệ nhân - những “báu vật nhân văn sống” có đủ phẩm chất đạo đức, tài năng xuất sắc, có cống hiến tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Trong năm 2015 đã có hơn 600 nghệ nhân tiêu biểu vinh dự được trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - một đời tơ lụa
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - một đời tơ lụa

VOV.VN -  Thực hiện tâm nguyện của bố chồng, nàng dâu Nguyễn Thị Tâm ở đất lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội đã gắn cả đời mình với nghề dệt lụa. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - một đời tơ lụa

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - một đời tơ lụa

VOV.VN -  Thực hiện tâm nguyện của bố chồng, nàng dâu Nguyễn Thị Tâm ở đất lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội đã gắn cả đời mình với nghề dệt lụa. 

Ngày xuân gặp nghệ nhân say mê đàn tính
Ngày xuân gặp nghệ nhân say mê đàn tính

VOV.VN - Bằng niềm trăn trở với văn hóa và nhạc cụ dân tộc, ông Khoong đã tìm tòi, chế tác ra các nhạc cụ của dân tộc, mang phong cách riêng của mình.

Ngày xuân gặp nghệ nhân say mê đàn tính

Ngày xuân gặp nghệ nhân say mê đàn tính

VOV.VN - Bằng niềm trăn trở với văn hóa và nhạc cụ dân tộc, ông Khoong đã tìm tòi, chế tác ra các nhạc cụ của dân tộc, mang phong cách riêng của mình.

Nghệ nhân trình diễn đúc cồng chiêng Tây Nguyên
Nghệ nhân trình diễn đúc cồng chiêng Tây Nguyên

VOV.VN -Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (lần thứ 7 năm 2019) chiều 11/3 tại Ngã Sáu Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ trình diễn đúc cồng chiêng. 

Nghệ nhân trình diễn đúc cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân trình diễn đúc cồng chiêng Tây Nguyên

VOV.VN -Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (lần thứ 7 năm 2019) chiều 11/3 tại Ngã Sáu Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ trình diễn đúc cồng chiêng.