Các nước EU đã nhất trí cấm vận nhập khẩu 2/3 lượng dầu của Nga

VOV.VN - Tại Brussels, nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh đột xuất của EU về Ukraine, Người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của Liên minh châu Âu đã đồng ý về lệnh cấm vận nhập khẩu 2/3 lượng dầu của Nga.

Người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel đã viết trên Twitter của mình rằng, "đồng ý cấm xuất khẩu dầu của Nga sang EU. Nó bao hàm hơn 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, giảm một nguồn kinh phí khổng lồ cho cỗ máy chiến tranh của nước này. Áp lực tối đa để Nga chấm dứt chiến tranh”.

Theo ông, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của Liên minh châu Âu đã nhất trí về gói trừng phạt thứ sáu đối với Nga, trong đó đặc biệt là ngắt Sberbank khỏi hệ thống kết nối tài chính quốc tế SWIFT và lệnh cấm phát sóng tại EU của ba phương tiện truyền thông nhà nước Nga.

Như đại diện của Hội đồng Châu Âu nói với các nhà báo tại Brussels, đây là một quyết định chính trị, cần được tuân theo một quy trình kỹ thuật. Chỉ sau khi hoàn thành, quyết định mới được công bố trên Tạp chí chính thức của EU và có hiệu lực. Người đứng đầu Uỷ ban châu âu Ursula von der Leyen đã hoan nghênh quyết định về lệnh cấm vận dầu mỏ, theo đó sẽ giảm nhập khẩu dầu vào EU từ Nga vào cuối năm nay khoảng 90%. Bà cũng nói rằng, các thành viên của liên minh "đã đồng ý chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu và than đá của Nga càng sớm càng tốt".

Liên minh châu Âu đã bắt đầu soạn thảo gói trừng phạt thứ sáu vào tháng 4 và kể từ đầu tháng 5 đã làm việc để thống nhất về lệnh cấm vận dầu mỏ. Các đề xuất đầu tiên bao gồm lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu từ Nga, nhưng điều này đã bị Hungary - quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp hydrocacbon của Nga phản đối.

Ngoài thông qua lệnh cấm vận một phần dầu của Nga, Liên minh châu Âu và các đối tác trong Nhóm G7 cũng dự định cung cấp cho Ukraine 9 tỷ euro hỗ trợ tài chính để trang trải các nhu cầu thanh khoản hiện tại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU chia rẽ vì cái giá phải trả nếu áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga
EU chia rẽ vì cái giá phải trả nếu áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

VOV.VN - Với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, lạm phát tăng cao, đặc biệt là giá năng lượng và thực phẩm tăng là "kẻ thù" thậm chí còn đáng sợ hơn Nga. Bằng chứng là đã 25 ngày trôi qua, châu Âu vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận về lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga.

EU chia rẽ vì cái giá phải trả nếu áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

EU chia rẽ vì cái giá phải trả nếu áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

VOV.VN - Với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, lạm phát tăng cao, đặc biệt là giá năng lượng và thực phẩm tăng là "kẻ thù" thậm chí còn đáng sợ hơn Nga. Bằng chứng là đã 25 ngày trôi qua, châu Âu vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận về lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga.

EU tiết lộ lý do không thể cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga
EU tiết lộ lý do không thể cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga

VOV.VN - Châu Âu không thể áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga ngay lập tức bởi điều đó sẽ cho phép Moscow bán nhiên liệu sang những nơi khác và có thêm doanh thu để thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen nhận định.

EU tiết lộ lý do không thể cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga

EU tiết lộ lý do không thể cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga

VOV.VN - Châu Âu không thể áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga ngay lập tức bởi điều đó sẽ cho phép Moscow bán nhiên liệu sang những nơi khác và có thêm doanh thu để thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen nhận định.

Đức cảnh báo Hungary không nên ngăn chặn lệnh cấm vận dầu mỏ Nga
Đức cảnh báo Hungary không nên ngăn chặn lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

VOV.VN - Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 23/5 cảnh báo Hungary không nên ngăn chặn nỗ lực áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga trên toàn Liên minh châu Âu (EU).

Đức cảnh báo Hungary không nên ngăn chặn lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

Đức cảnh báo Hungary không nên ngăn chặn lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

VOV.VN - Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 23/5 cảnh báo Hungary không nên ngăn chặn nỗ lực áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga trên toàn Liên minh châu Âu (EU).