Hà Nội: Nửa năm nhìn lại dự án phân làn trên đường Nguyễn Trãi

VOV.VN - Dự án phân làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội đến nay đã triển khai được hơn 6 tháng. Theo ghi nhận, giao thông trên tuyến này vẫn còn khá hỗn loạn, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm, không nhiều người chấp hành theo tổ chức giao thông tại đây khiến ùn tắc vẫn nghiêm trọng.

 

Lắc đầu, xua tay, cảm thấy không mấy tích cực… đó là những cử chỉ của bác Mạnh Hùng, người dân sinh sống trên đường Nguyễn Trãi thể hiện với phóng viên khi được hỏi rằng có hay không sự chấp hành làn đường của các phương tiện.

“Không ăn thua. Người ta vẫn đi tràn cả ra, đường đông xong chả thấy xe nào đi đúng làn. Hay ùn lắm, ô tô cũng đi lung tung, cứ rộng là đi”, bác Hùng chia sẻ. 

Cũng theo bác Hùng, sau tháng đầu thí điểm, lực lượng chức năng thường xuyên ứng trực, hướng dẫn các phương tiện đã giúp cải thiện phần nào giao thông trên đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, khi không có lực lượng chức năng, mọi thứ đâu lại vào đó.

Ngồi cạnh bác Hùng, anh Dũng, nhân viên bảo vệ cửa hàng điện thoại, người cả ngày có thể quan sát đường Nguyễn Trãi cũng góp ý: “Xe không đi đúng làn đâu, mà đường tắc người ta còn trèo cả lên vỉa hè, xong mấy chỗ có điểm mở này là xe máy cũng tranh thủ để đi ngược chiều về mấy cái ngõ quanh đó, Nói chung là loạn hết cả lên. Nếu có người phân làn thì mới trật tự được”.

Sau khi tổng hợp ý kiến của người dân, phóng viên trực tiếp điều khiển xe ô tô để có cái nhìn rõ hơn. Hệ thống biển báo và dải phân cách vẫn đầy đủ, tuy nhiên chen chúc giữa các xe ô tô là hàng loạt xe máy. Những xe này không hề có nhu cầu quay đầu hay rẽ tại các điểm mở.

Không ai quan tâm mình đang đi sai luật. Số ít ô tô cũng đi cả quãng hơn một cây số trong làn xe máy, khiến xe buýt khá vất vả khi ra vào điểm đón khách.

Phóng viên tiếp cận một tài xế xe ôm tuân thủ nghiêm chỉnh việc phân làn, và nhận được ý kiến không mấy tích cực: “Thực sự là không thấy hiệu quả em ạ, người ta chẳng ai tuân thủ đâu. Anh thấy dải phân cách này nó mà làm dài ra cả cây số thì may ra người ta mới đi đúng, đây có một đoạn ngắn tí thì rất khó. Còn lại thì cứ mạnh ai nấy đi thôi. Mà không cẩn thận có hôm có xe còn suýt đâm vào mấy cái cột chỗ dải phân cách kia kìa. Nhưng nói thật làm sao các đồng chí công an đứng cả ngày được”.

Đi thêm vài vòng, phóng viên nhận thấy tỷ lệ phương tiện tuân thủ quy định phân làn giao thông chủ yếu là ô tô, chiếm khoảng 35-40% tổng xe. Nhưng người đi đúng thì liên tiếp gặp khó vì người đi sai tạt đầu, chen lấn.

Anh Minh Quân, làm nghề chạy xe ôm gần hai chục năm trên tuyến Nguyễn Trãi thở dài: “Bây giờ, vấn đề là muốn đi đúng cũng khó. Mà nó gây ùn tắc thêm ấy. Ví dụ có một xe ô tô đi từ khu tập thể kia ra đúng không, đi được chục mét muốn rẽ ngay vào Khương Trung thì lại ập vào, rất là tắc, mà đi sang làn xe máy thì không được. Khi chưa phân làn, đường này vẫn tắc nhưng theo thời điểm, sáng là tắc vào nội đô, chiều là tắc về Hà Đông, mà từ khi phân làn là tắc cả sáng lẫn chiều, khổ lắm em ơi”.

Rõ ràng phương án phân làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi đang gặp vấn đề, dù mục tiêu là rất rõ ràng và là chủ trương đúng đắn.

Phóng viên đem băn khoăn về nguy cơ thất bại của dự án này trao đổi với chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình. Theo ông Bình, nguyên nhân vẫn nằm ở ý thức chấp hành của người dân: “Theo tôi dự án này chưa thể nói ngay là nó thất bại được, mới có 6 tháng thôi, mà thay đổi thói quen, tư duy thì cần lâu hơn thế. Trong khi thói quen đi lại của người dân Việt Nam từ nhiều chục năm nay là tùy tiện, thích đi thế nào thì đi.

Vì thế người dân trước khi tỏ ra khắt khe quá, trước khi nói là nó thất bại thì hãy tự nâng cao ý thức, hãy chấp hành nghiêm đi đã, nếu mọi người đều chấp hành mà vẫn tắc thì lúc đó hãy đổ cho dự án kém khả thi. Cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên kiểm tra, xe đi sai là phải xử phạt ngay.

Còn về ý kiến là nên kéo dài dải phân cách mà người dân phản ánh, theo tôi đúng là cơ quan chức năng dù đã tính toán kỹ về chiều dài, nhưng nếu trong thực tế mà nó đúng là chưa ổn, thì nên lắng nghe và cải thiện để đảm bảo hiệu quả”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

8 "lô cốt" trên đường Nguyễn Trãi: Sở GTVT tính chỉnh phương án tách làn ô tô, xe máy
8 "lô cốt" trên đường Nguyễn Trãi: Sở GTVT tính chỉnh phương án tách làn ô tô, xe máy

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc lập 8 "lô cốt" trên đường Nguyễn Trãi làm thu hẹp lòng đường cho xe cộ lưu thông nên phương án tách làn ô tô, xe máy cần phải điều chỉnh.

8 "lô cốt" trên đường Nguyễn Trãi: Sở GTVT tính chỉnh phương án tách làn ô tô, xe máy

8 "lô cốt" trên đường Nguyễn Trãi: Sở GTVT tính chỉnh phương án tách làn ô tô, xe máy

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc lập 8 "lô cốt" trên đường Nguyễn Trãi làm thu hẹp lòng đường cho xe cộ lưu thông nên phương án tách làn ô tô, xe máy cần phải điều chỉnh.

Phân làn đường Nguyễn Trãi: Giao thông hỗn loạn vì tách nhập làn liên tục?
Phân làn đường Nguyễn Trãi: Giao thông hỗn loạn vì tách nhập làn liên tục?

VOV.VN - TS Khương Kim Tạo: Khoảng cách giữa các nút giao đủ dài thì phân làn mới có ý nghĩa, còn khoảng cách ngắn chỉ gây khó khăn cho giao thông, đồng nghĩa với việc ùn tắc tăng lên…

Phân làn đường Nguyễn Trãi: Giao thông hỗn loạn vì tách nhập làn liên tục?

Phân làn đường Nguyễn Trãi: Giao thông hỗn loạn vì tách nhập làn liên tục?

VOV.VN - TS Khương Kim Tạo: Khoảng cách giữa các nút giao đủ dài thì phân làn mới có ý nghĩa, còn khoảng cách ngắn chỉ gây khó khăn cho giao thông, đồng nghĩa với việc ùn tắc tăng lên…

3 tuần thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi, ý thức người dân dần được cải thiện
3 tuần thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi, ý thức người dân dần được cải thiện

VOV.VN - So sánh thời điểm trước khi thí điểm phân làn, đến nay tình trạng lộn xộn đã được cải thiện khá nhiều. Tuy nhiên để giải bài toán ách tắc vẫn rất cần ý thức của mỗi người dân khi tham gia giao thông.

3 tuần thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi, ý thức người dân dần được cải thiện

3 tuần thí điểm phân làn đường Nguyễn Trãi, ý thức người dân dần được cải thiện

VOV.VN - So sánh thời điểm trước khi thí điểm phân làn, đến nay tình trạng lộn xộn đã được cải thiện khá nhiều. Tuy nhiên để giải bài toán ách tắc vẫn rất cần ý thức của mỗi người dân khi tham gia giao thông.