Biển người cướp chiếu hội Đúc Bụt

Với mong muốn có được manh chiếu để cầu con cái, cầu vợ, cầu chồng, đông đảo người dân đã giành giật trong hội Đúc Bụt ngày 4/2 tại Vĩnh Phúc.

Hàng năm vào mùng 8 tháng giêng, thôn Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) lại tổ chức hội Đúc Bụt. Tâm điểm của hội là trò cướp chiếu cầu may.
Ba bụt được chọn để làm lễ năm nay gồm: Bụt chính là Nguyễn Đức Giang, 16 tuổi (khu 11 thôn Chiến Thắng), bụt cạnh là Nguyễn Quốc Ưởng 16 tuổi (thôn Tiên Phong) và Nguyễn Đại Phong, 19 tuổi (thôn Phù Liễn) cùng 3 chiếc chiếu được chọn.
Tiêu chuẩn để chọn bụt là gia đình gia đình văn hoá, con cái ngoan ngoãn, trai chưa vợ, bố mẹ ông bà song toàn.
Mở đầu phần hội, 3 bụt sẽ được làm lễ trong đền Đức Bà, sau đó tắm ở giếng nước thiêng đầu thôn. Lễ hội Đúc Bụt là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền tích Ngọc Kinh công chúa chiêu tập nghĩa sĩ rèn đúc vũ khí tụ nghĩa, dưới ngọn cờ cứu nước của Hai Bà Trưng. Nữ tướng đã ẩn mình là nhà sư tu luyện tại chúa Phù Liễn, dạy dân biết sĩ, nông, công, cổ (học hành, làm nông, rèn đúc công cụ sản xuất và buôn bán).
3 thanh niên xuống ao, lấy bùn trát kín toàn thân.

Bể bùn cách giếng nước gần 200 m, lượng bùn được thanh lọc từ các thửa ruộng bên cạnh sao cho sạch sẽ nhất để đắp lên người và lên mặt các bụt.

Chiếc chiếu cói chụp lên đầu mỗi bụt, trên đỉnh là bó mạ non xanh mướt. Các bụt sau đó được rước về sân đình.
Khoảng 30 người trực tiếp diễn trò gồm: Chủ lễ, chủ trò, một vị sư, một ông giáo, 5 học trò, thợ cày cấy, phục vụ… “Các phần diễn ra lễ hội mang tính chất khuấy động phong trào vui nhộn để kéo dài thời gian cho bà con nhân dân vui chơi. An ninh siết chặt, tất cả người tham gia cướp chiếu luôn bình an, không có đánh nhau”, ông Nguyễn Văn Thuế, Trưởng ban tổ chức hội cho biết.
Khi đoàn rước bụt về tới đình, 3 bụt sẽ chạy nhanh vào khoảng trống ở sân đình đã được định sẵn để diễn trò.
Tương truyền ai cướp được chiếu, nhất là chiếc chiếu có bó mạ xanh trên đầu thì chắc chắn năm đó vợ chồng sẽ sinh con trai. Vì thế người dân trong làng và vùng ven đến hội rất đông.
Người người dùng hết sức tranh giành, giằng co cố gắng lấy một manh chiếu cói.
"Năm nào tôi cũng cướp được dù ít. Gia đình tôi con cái đầy đủ nhưng với mong muốn được may mắn cho cả gia đình trong năm mới, tôi cố gắng tham gia", chị Nguyễn Thị Nhung vui vẻ nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu xuân, làng Thị Cấm tưng bừng mở hội thi kéo lửa thổi cơm
Đầu xuân, làng Thị Cấm tưng bừng mở hội thi kéo lửa thổi cơm

VOV.VN - Sáng nay 4/2 (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), hội thổi cơm làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, HN) tưng bừng diễn ra.

Đầu xuân, làng Thị Cấm tưng bừng mở hội thi kéo lửa thổi cơm

Đầu xuân, làng Thị Cấm tưng bừng mở hội thi kéo lửa thổi cơm

VOV.VN - Sáng nay 4/2 (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), hội thổi cơm làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, HN) tưng bừng diễn ra.

Toàn cảnh lễ hội đả cầu cướp phết Vĩnh Phúc 2017
Toàn cảnh lễ hội đả cầu cướp phết Vĩnh Phúc 2017

VOV.VN - Năm nay, lễ hội đả cầu cướp phết Vĩnh Phúc không còn hỗn loạn như mọi năm, bởi BTC đã bỏ qua màn tung phết và chỉ thực hiện các nghi lễ.

Toàn cảnh lễ hội đả cầu cướp phết Vĩnh Phúc 2017

Toàn cảnh lễ hội đả cầu cướp phết Vĩnh Phúc 2017

VOV.VN - Năm nay, lễ hội đả cầu cướp phết Vĩnh Phúc không còn hỗn loạn như mọi năm, bởi BTC đã bỏ qua màn tung phết và chỉ thực hiện các nghi lễ.

Độc đáo lễ rước người có một không hai tại Quảng Ninh
Độc đáo lễ rước người có một không hai tại Quảng Ninh

VOV.VN - Lễ hội tiên công hay còn gọi là lễ rước người được xem là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc ở đảo Hà Nam, Quảng Ninh

Độc đáo lễ rước người có một không hai tại Quảng Ninh

Độc đáo lễ rước người có một không hai tại Quảng Ninh

VOV.VN - Lễ hội tiên công hay còn gọi là lễ rước người được xem là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc ở đảo Hà Nam, Quảng Ninh