Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói gì về lễ hội chém lợn ở Làng Ném Thượng?

VOV.VN- Việc tổ chức lễ hội cần được dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn

Gần đây Tổ chức động vật châu Á đã khuyến cáo chấm dứt lễ hội chém lợn ở Làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Một số người dân đã đề nghị hủy bỏ lễ hội này (cũng như một số lễ hội hiện nay như giết trâu trong lễ hội chọi trâu, lễ hội cầu trâu…) và cho rằng cần rà soát, thay đổi các tập tục theo hướng văn minh hơn.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì.

Ông lợn được đặt trang trọng trước sân đình trước lễ chém diễn ra tại sân đình năm 2015 (Ảnh: Thanh Niên)

Lễ hội Làng Ném Thượng nói riêng, lễ hội dân gian của cộng đồng các dân tộc nói chung là nghi thức tín ngưỡng, là đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Việc tổ chức lễ hội cần được dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh, bảo đảm phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ sự da dạng văn hóa của UNESCO mà Việt Nam tham gia.

Trên cơ sở tiến hành tham vấn ý kiến cộng đồng, tổ chức điều tra xã hội học, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp rà soát, hướng dẫn, cách thức tổ chức lễ hội và thực hành nghi lễ phù hợp.

“Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ VH-TT-DL phối hợp các ngành, đia phương tổ chức tọa đàm để đánh giá các lễ hội, cái gì tốt đẹp thì phát huy, nhân rộng; cái nào không còn phù hợp, không còn tốt đẹp, giá trị không cần thiết thì nên xem xét, lên án. Văn hóa lễ hội có nhiều cấp độ và cần nhìn nhận và làm rõ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh thêm.

Các cơ quan thông tin truyền thông thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 và Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/2/2015, đăng tải, đưa tin có thời lượng phù hợp, trong đó nêu bật những nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh cãi về lễ hội chém lợn: Không thể cấm bằng văn bản!
Tranh cãi về lễ hội chém lợn: Không thể cấm bằng văn bản!

Phong tục tập quán gắn với tín ngưỡng của địa phương như lễ hội chém lợn cần được giải quyết bằng cách tiếp cận bình tâm.

Tranh cãi về lễ hội chém lợn: Không thể cấm bằng văn bản!

Tranh cãi về lễ hội chém lợn: Không thể cấm bằng văn bản!

Phong tục tập quán gắn với tín ngưỡng của địa phương như lễ hội chém lợn cần được giải quyết bằng cách tiếp cận bình tâm.

Lễ hội chém lợn Ném Thượng không có gì thay đổi
Lễ hội chém lợn Ném Thượng không có gì thay đổi

Nghi thức khai đao chém lợn giữa sân đình vẫn được giữ nguyên như mọi năm, du khách trẻ em không bị hạn chế vào xem.

Lễ hội chém lợn Ném Thượng không có gì thay đổi

Lễ hội chém lợn Ném Thượng không có gì thay đổi

Nghi thức khai đao chém lợn giữa sân đình vẫn được giữ nguyên như mọi năm, du khách trẻ em không bị hạn chế vào xem.

Bắc Ninh sẽ thay đổi một phần nghi thức Lễ hội chém lợn
Bắc Ninh sẽ thay đổi một phần nghi thức Lễ hội chém lợn

VOV.VN - Việc chém lợn được thực hiện ở khu vực dành riêng để làm cỗ ngọc tế thánh, chỉ những người được phân công giết mổ... mới được chứng kiến.

Bắc Ninh sẽ thay đổi một phần nghi thức Lễ hội chém lợn

Bắc Ninh sẽ thay đổi một phần nghi thức Lễ hội chém lợn

VOV.VN - Việc chém lợn được thực hiện ở khu vực dành riêng để làm cỗ ngọc tế thánh, chỉ những người được phân công giết mổ... mới được chứng kiến.

“Đòi bỏ tục chém lợn vì tâm lý tự ti, mặc cảm“
“Đòi bỏ tục chém lợn vì tâm lý tự ti, mặc cảm“

Theo PGS.TS Bùi Quang Thắng: "Việc kêu gọi bỏ tục chém lợn ở làng Ném Thượng thể hiện tâm lý tự ti, mặc cảm đối với nền văn hóa của dân tộc mình".

“Đòi bỏ tục chém lợn vì tâm lý tự ti, mặc cảm“

“Đòi bỏ tục chém lợn vì tâm lý tự ti, mặc cảm“

Theo PGS.TS Bùi Quang Thắng: "Việc kêu gọi bỏ tục chém lợn ở làng Ném Thượng thể hiện tâm lý tự ti, mặc cảm đối với nền văn hóa của dân tộc mình".

Đề nghị bỏ lễ hội chém lợn: Bắc Ninh cung cấp thông tin bất ngờ
Đề nghị bỏ lễ hội chém lợn: Bắc Ninh cung cấp thông tin bất ngờ

Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp thông tin khá bất ngờ liên quan đến Lễ hội chém lợn gây tranh cãi.

Đề nghị bỏ lễ hội chém lợn: Bắc Ninh cung cấp thông tin bất ngờ

Đề nghị bỏ lễ hội chém lợn: Bắc Ninh cung cấp thông tin bất ngờ

Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp thông tin khá bất ngờ liên quan đến Lễ hội chém lợn gây tranh cãi.

Lễ hội chém lợn: “Không hiểu thì đừng đến xem“
Lễ hội chém lợn: “Không hiểu thì đừng đến xem“

“Nếu người nào muốn tham gia Lễ hội chém lợn phải hiểu văn hóa riêng đó, nếu không hiểu thì đừng có bàn”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm bày tỏ.

Lễ hội chém lợn: “Không hiểu thì đừng đến xem“

Lễ hội chém lợn: “Không hiểu thì đừng đến xem“

“Nếu người nào muốn tham gia Lễ hội chém lợn phải hiểu văn hóa riêng đó, nếu không hiểu thì đừng có bàn”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm bày tỏ.

Dân làng Ném Thượng vẫn chém lợn bất chấp tranh cãi
Dân làng Ném Thượng vẫn chém lợn bất chấp tranh cãi

Dù ngành văn hóa và bảo vệ động vật kêu gọi chấm dứt nghi thức có tính 'tàn bạo', làng Ném Thượng hôm nay tổ chức lễ chém lợn trước sân đình với sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

Dân làng Ném Thượng vẫn chém lợn bất chấp tranh cãi

Dân làng Ném Thượng vẫn chém lợn bất chấp tranh cãi

Dù ngành văn hóa và bảo vệ động vật kêu gọi chấm dứt nghi thức có tính 'tàn bạo', làng Ném Thượng hôm nay tổ chức lễ chém lợn trước sân đình với sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.