"Cả 3 phương án đều hủy hoại cầu Long Biên"

VOV.VN - Cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra đều dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến cầu Long Biên - một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa.

Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra các phương án di dời cầu Long Biên về phía thượng lưu để bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ.

Theo đó, Bộ GTVT đưa ra 3 phương án vị trí cầu vượt sông Hồng. Phương án 1: Di dời 9 nhịp đầu cầu Hà Nội về phía thượng lưu cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại. Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại với kết cấu nhịp dàn theo và hình dáng tương tự với thiết kế ban đầu của cầu Long Biên. Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.

GS.KTS Hoàng Đạo Kính (ảnh: Mỹ Trà)

Trên cơ sở so sánh các phương án, Bộ GTVT cho rằng phương án 1 có ưu điểm vượt trội về kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc và bảo tồn cầu Long Biên cũ cũng như về giải phóng mặt bằng.

“Cả 3 phương án đều không ổn, đều có khả năng dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa”. Đó là khẳng định của GS.KTS Hoàng Đạo Kính trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV online. Ông nhấn mạnh: “Hà Nội mất cầu Long Biên chả khác nào Huế không còn cầu Trường Tiền”.

GS-KTS Hoàng Đạo Kính: Trước tiên tôi muốn nói về giá trị nhiều mặt của cây cầu Long Biên. Đó là một kỳ công xây dựng cũng như về kỹ thuật xây dựng cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó chưa bao giờ có một công trình nào đồ sộ, phức tạp lại tiệm cận được với kỹ thuật xây cầu thế giới như cầu Long Biên. 


Cầu Long Biên, nhìn từ bờ sông, phía Phúc Tân (ảnh: Hà Thành)

Giá trị thứ hai, phải coi cầu Long Biên như một phần ký ức của lịch sử Hà Nội, của thành phố Hà Nội. Cây cầu này gắn liền với cuộc sống của Hà Nội với nhiều kỷ niệm, nhiều sự kiện lịch sử mà Hà Nội không thể quên.

Giá trị thứ ba, tôi nghĩ cầu Long Biên là một hình ảnh kiến trúc đô thị của Thủ đô. Nó gắn liền với khu phố cổ, khu phố cũ với những hình ảnh về Hà Nội mà ai cũng nhớ mà nhớ bắt đầu từ hình ảnh Nhà Hát Lớn, từ chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám rồi đến cầu Long Biên.v.v.

Cầu Long Biên đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô.

PV: Ba phương án mà Bộ GTVT vừa đưa ra vấp phải sự phản đối của các nhà khoa học, văn hóa lịch sử. Theo giáo sư thì vì đâu mà Bộ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ đến như vậy?

GS-KTS Hoàng Đạo Kính: Bây giờ đặt vấn đề duy trì sử dụng tiếp tục cây cầu này đúng là một vấn đề phức tạp, rất khó khăn, cần phải cân nhắc rất nhiều. Trước tiên, nên cân nhắc có nên tiếp tục sử dụng cây cầu này như một phương tiện giao thông.

Bởi vì chúng ta bỏ rất nhiều tiền ra để xây dựng tuyến tàu điện trên không, xây dựng hệ thống giao thông hiện đại … thì sao chúng ta cứ phải bám víu vào đường xe lửa chạy qua thành phố, sử dụng một cây cầu đã cũ và ít có khả năng tạo điều kiện cho sự phát triển của đường sắt tương lai của Hà Nội?

Chúng ta nên tính toán đến việc tiếp tục sử dụng cầu Long Biên hay là hãy để cầu Long Biên từ công năng giao thông trở thành một công trình văn hóa lịch sử đặc trưng, đặc sắc của Thủ đô?

Tôi nghĩ là cả 3 phương án mà các chuyên gia của ngành giao thông vận tải đề xuất trong ứng xử với cầu Long Biên là chưa phù hợp, đều có khả năng dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa. Hà Nội mất cầu Long Biên chả khác gì Huế mất cầu Tràng Tiền.

Vì thế, nên tính toán làm sao để có thể giảm tải về công năng giao thông cho cây cầu Long Biên và tăng dần công năng văn hóa và khai thác văn hóa du lịch cho cây cầu này.

PV: Phải chăng di dời cầu Long Biên với bất cứ lý do gì đều đã “bứt” nó ra khỏi không gian lịch sử, là phạm vào điều cấm kị cơ bản của việc bảo tồn?

GS-KTS Hoàng Đạo Kính: Tôi nghĩ rằng nên tính đến việc bảo quản trùng tu và tôn tạo cầu này theo từng bước một chứ không thể ngay lập tức bỏ hàng nghìn tỷ ra để khôi phục sẽ là việc làm rất khó khăn. Song cũng không nên đặt vấn đề chuyển cây cầu đi chỗ khác rồi xây cầu mới để phục vụ mục đích giao thông.

Dù chuyển đi một phần hay cả cây cầu đều là không nên chút nào vì không thể tách cầu Long Biên lịch sử quen thân ra khỏi địa điểm lịch sử mà nó gắn bó cũng như không thể cưa xẻ cắt ra 9 nhịp cầu rồi đưa sang vị trí bên cạnh. Bởi mình không chỉ bảo tồn cấu trúc, kết cấu mà mình bảo tồn cây cầu là hình ảnh kiến trúc đô thị thành phố.


Cầu Long Biên, nhìn từ bãi giữa sông Hồng, phía hạ lưu (ảnh: Hà Thành)

Theo tôi, nên tính đến việc hạn chế dần việc sử dụng cây cầu Long Biên làm phương tiện giao thông và biến đây thành một thiết chế văn hóa lịch sử. Có thể có kế hoạch trùng tu dần dần cây cầu này và thực hiện khai thác từng bước.

Trước tiên, coi cây cầu này thành hành lang đi bộ để người dân có thể tản bộ qua cây cầu, ngắm nhìn khung cảnh của TP Hà Nội, ngắm nhìn sông Hồng. Ở đây có thể dành chỗ để trưng bày về kỹ thuật giao thông đã từng có ở Hà Nội, tổ chức ở đó nơi người ta tập thể dục, nơi tổ chức sự kiện như lễ hội, làm những ki-ốt nho nhỏ bán hàng lưu niệm để khách du lịch đến tham quan mua sắm những sản phẩm đặc trưng của Hà Nội.

Có rất nhiều hình thức khác nhau. Có những kịch bản riêng, tôi nghĩ nếu xây dựng được một kịch bản riêng thì cầu Long Biên có thể trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn, một hình ảnh đặc sắc của Hà Nội.

PV: Xin cảm ơn giáo sư./.
>> Mời đọc:
Cần bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người “cướp cơm” của Hà Bá dưới gầm cầu Long Biên
Người “cướp cơm” của Hà Bá dưới gầm cầu Long Biên

(VOV) -Người dân ở bãi giữa sông Hồng quen gọi “dị nhân” là Được “đen”, Được “liệt sỹ”, người chuyên “cướp miếng ăn” của Hà Bá.

Người “cướp cơm” của Hà Bá dưới gầm cầu Long Biên

Người “cướp cơm” của Hà Bá dưới gầm cầu Long Biên

(VOV) -Người dân ở bãi giữa sông Hồng quen gọi “dị nhân” là Được “đen”, Được “liệt sỹ”, người chuyên “cướp miếng ăn” của Hà Bá.

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới
Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới

Cả 3 phương án nêu ra có diện tích chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân.

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới

Cả 3 phương án nêu ra có diện tích chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân.

Tái hiện "huyền thoại cầu Long Biên"
Tái hiện "huyền thoại cầu Long Biên"

"Huyền thoại cầu Long Biên" là chủ đề cuộc triển lãm tái hiện lịch sử của cây cầu bằng nhiều hình thức nghệ thuật

Tái hiện "huyền thoại cầu Long Biên"

Tái hiện "huyền thoại cầu Long Biên"

"Huyền thoại cầu Long Biên" là chủ đề cuộc triển lãm tái hiện lịch sử của cây cầu bằng nhiều hình thức nghệ thuật

Những phụ nữ mưu sinh tại chợ Long Biên
Những phụ nữ mưu sinh tại chợ Long Biên

(VOV) -Họ phải làm đủ các công việc nặng nhọc bất kể ngày đêm với muôn vàn khó khăn, thách thức…

Những phụ nữ mưu sinh tại chợ Long Biên

Những phụ nữ mưu sinh tại chợ Long Biên

(VOV) -Họ phải làm đủ các công việc nặng nhọc bất kể ngày đêm với muôn vàn khó khăn, thách thức…

Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu
Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu

VOV.VN -Kinh phí để sửa chữa một cây cầu là không khó nhưng quan trọng sửa chữa phải có tính bảo tồn gắn với lịch sử phát triển 

Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu

Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu

VOV.VN -Kinh phí để sửa chữa một cây cầu là không khó nhưng quan trọng sửa chữa phải có tính bảo tồn gắn với lịch sử phát triển