Cần bảo tồn cầu Long Biên như một di sản sống

VOV.VN - Cầu Long Biên hiện nay có vai trò văn hóa rất lớn trong sự phát triển tương lai của đô thị Hà Nội.

Các phương án cải tạo cầu Long Biên do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mới đây đang tạo ra nhiều tranh luận trong giới chuyên môn cũng như những ý kiến trái chiều trong công luận. Là cây cầu đã gắn liền với lịch sử phát triển đô thị Hà Nội thời cận đại, cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử cho những đổi thay của Thủ đô trong một thế kỷ qua, bởi vậy, bất cứ tác động nào đến cây cầu cũng ảnh hưởng tới giá trị văn hóa, lịch sử của nó.

Bảo tồn cầu Long Biên gắn với sự phát triển đô thị

Tại buổi tọa đàm “Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” diễn ra chiều 25/2 tại Hà Nội do Khoa Kiến trúc - công trình, trường Đại học Phương Đông tổ chức với sự tham gia của các GS, PGS, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kiến trúc, những người tâm huyết với việc bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của cầu Long Biên, nhiều ý kiến đã được đưa ra với mong muốn góp phần tạo nên tiếng nói giúp bảo tồn và duy trì cầu Long Biên – một trong những di sản vô giá của quá khứ, làm cho hài hòa với sự phát triển của đô thị đương đại.
PGS.TS Nguyễn Hồng Thục trình bày quan điểm trong tọa đàm

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư, cầu Long Biên hiện nay có vai trò rất lớn trong sự phát triển tương lai của đô thị Hà Nội. Trong đó bao gồm các giá trị: Giá trị sử dụng (là cầu bộ hành, phục vụ xe thô sơ, xe điện, phục vụ phát triển du lịch di sản); giá trị của sự trường tồn (nhân chứng lịch sử của hai cuộc kháng chiến); giá trị đô thị (là cấu trúc thành phần quan trọng nhất của đô thị lịch sử Hà Nội); giá trị nghệ thuật (là cây cầu thép dài và đẹp nhất thế kỷ XX); giá trị của biểu tượng công nghệ thế kỷ XIX; giá trị kinh tế - xã hội (là huyết mạch lưu thông chính). Vì vậy, để bảo tồn cầu Long Biên không chỉ nhìn nhận ở khía cạnh giao thông mà còn phải xem xét toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác.

Những chuyến tàu ngược xuôi qua cầu Long Biên góp phần vào sự phát triển của đô thị hiện đại (Ảnh: Hà Thành)

Nhiều ý kiến của các chuyên gia thảo luận trong buổi tọa đàm đều cho rằng cầu Long Biên hội tụ đầy đủ những giá trị để được xếp hạng di tích quốc gia cần được bảo vệ. Tuy vậy, mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển luôn tồn tại âm ỉ trong quá trình phát triển đô thị. Mâu thuẫn này sẽ bùng phát gay gắt hay được hóa giải nhẹ nhàng phụ thuộc vào sự "khôn ngoan" của các chính sách phát triển đô thị, các giải pháp kiểm soát và quản lý đô thị.

Cùng ngày, Bộ BTVT cho biết sau khi so sánh tổng thể các phương án trong Dự án bảo tồn cầu Long Biên, Bộ này đã có Văn bản số 1787/BGTVT-KHĐT gửi UBND Thành phố Hà Nội, trong đó kiến nghị lựa chọn phương án xây cầu mới ở vị trí cách 30m về phía thượng lưu cầu Long Biên như đã từng kiến nghị trước khi có 3 phương án gần đây.

Cụ thể, tại Công văn số 10469/BGTVT-KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về "Hướng tuyến đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TP Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I", Bộ  Giao thông – Vận tải kiến nghị thực hiện bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên đúng như cũ.

Theo phân tích của các chuyên gia, dù không trực tiếp “chạm” vào cầu Long Biên, nhưng cầu đường sắt mới cũng sẽ vẫn cắt qua nội đô.

Cần phải có một tuyến đường sắt không đi qua nội đô (Ảnh: Hà Thành)

Theo PSG.KTS Trần Hùng, thuộc hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc bảo tồn cầu Long Biên là bắt buộc, nếu không thì sẽ có tội với lịch sử. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đô thị Hà Nội, về lâu dài, PSG.KTS Trần Hùng cho rằng không thể giữ lại tuyến đường sắt cắt qua đô thị.

“Khi đô thị lớn lên, tuyến đường sắt cắt qua đô thị hoàn toàn không thích hợp. Hà Nội của chúng ta đang trên đà phát triển không ngừng, vì vậy tuyến đường sắt cắt qua thành phố là không thích hợp. Bởi đường sắt phục vụ cho tuyến giao thông đường dài. Tuyến đường sắt cắt qua thành phố gây cản trở giao thông nội đô rất nhiều. Mỗi lần tàu hỏa đi qua, hàng trăm phương tiện phải dừng lại chờ. Đường sắt theo tôi không nên cắt qua thành phố, bắt buộc phải dùng phương án bao quanh bên ngoài, từ đó trổ những ga phụ phục vụ hành khách” - PSG.KTS Trần Hùng nói.

Không thể biến cầu Long Biên thành bảo tàng “chết”

Cũng trong buổi tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, vấn đề bảo tồn cầu Long Biên cần có tư vấn đa ngành, từ giao thông, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, khảo cổ… để đưa ra phương án hợp lý. Bởi trong khi cuộc sống đang tiến lên, nhu cầu lưu thông của người dân qua cầu vẫn rất lớn thì mọi phương án đưa ra đều không thể chỉ nghiêng về bảo tồn, mà bảo tồn phải làm sao cho hài hòa với nhịp sống đô thị.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho biết, trong quy hoạch được Thủ tướng duyệt năm 2011 đưa mục tiêu của Hà Nội là xanh, văn minh, văn hiến, hiện đại thì đã có những ý tưởng về cầu cho tuyến đường sắt đô thị số 1 và bảo tồn cầu Long Biên. Đây cũng là vấn đề phải kế thừa vì giữa chính phủ Pháp và Việt Nam từ những năm 2000 đã có trao đổi về việc bảo tồn cầu Long Biên. Vấn đề còn lại là bảo tồn để làm gì và nguồn kinh phí ở đâu. Đây là khó khăn cho cả 2 chính phủ, nên đáng lẽ chúng ta cần thận trọng trong quyết định.


TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm

Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, với những giá trị vật thể và phi vật thể đã được nhận diện của cầu Long Biên, chúng ta cần bảo tồn và tôn tạo vì đây là biểu tượng của Hà Nội. Cần tìm giải pháp thông suốt tuyến đường sắt đô thị số một, không để vì có cầu mới mà lấn át cầu truyền thống mà nó phải tôn vinh lẫn nhau.

Những phương án bảo tồn cầu Long Biên còn đang ở trước mắt, tuy vậy, GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu, Tổng biên tập tạp chí Kiến trúc cũng như nhiều chuyên gia hình dung đến việc bảo tồn cầu Long Biên sao cho có mục đích sử dụng chứ không phải để trưng bày như một đống sắt vụn, phải làm sao sử dụng nó phù hợp với cuộc sống đương đại, cũng như phù hợp với nhu cầu giao thông. Cây cầu mới sẽ thỏa mãn nhu cầu đi lại, đồng thời góp phần tôn lên vẻ đẹp cổ kính của cầu Long Biên.

“Theo tôi, việc cấp bách đầu tiên là chúng ta nên sớm lập hồ sơ để công nhận cầu Long Biên là di sản quốc gia. Sau khi có quyết định công nhận, chúng ta sẽ ứng xử với nó như là một di sản văn hóa” - GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu nói.

Cầu Long Biên nếu được quản lý và ứng xử phù hợp sẽ góp phần phát triển kinh tế đô thị, làm dày dặn thêm quỹ di sản đô thị được bồi đắp qua các thời kỳ, tạo nên "hồn cốt" cho lịch sử Hà Nội và là niềm tự hào của Hà Nội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?
Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?

VOV.VN - Tại sao người ta có thể tuỳ tiện đối xử với một cây cầu đặc biệt như vậy là câu hỏi nhiều người đặt ra.

Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?

Bảo tồn cầu Long Biên: Thiếu cả tâm và tầm?

VOV.VN - Tại sao người ta có thể tuỳ tiện đối xử với một cây cầu đặc biệt như vậy là câu hỏi nhiều người đặt ra.

Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng
Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

VOV.VN - Nếu như tháp Eiffel từng bị rao bán sắt vụn mà vẫn có người tin và bỏ tiền ra mua thì việc biến cầu Long Biên thành bảo tàng sắt vụn có thể thành hiện thực 

Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

VOV.VN - Nếu như tháp Eiffel từng bị rao bán sắt vụn mà vẫn có người tin và bỏ tiền ra mua thì việc biến cầu Long Biên thành bảo tàng sắt vụn có thể thành hiện thực 

Vì sao cầu Long Biên chưa là di tích quốc gia?
Vì sao cầu Long Biên chưa là di tích quốc gia?

VOV.VN -Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, cầu Long Biên hội tụ đầy đủ giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và văn hóa để xếp hạng là di tích quốc gia.

Vì sao cầu Long Biên chưa là di tích quốc gia?

Vì sao cầu Long Biên chưa là di tích quốc gia?

VOV.VN -Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, cầu Long Biên hội tụ đầy đủ giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và văn hóa để xếp hạng là di tích quốc gia.

 Phá cầu Long Biên là phá một đường về...
Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

VOV.VN - Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

 Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

Phá cầu Long Biên là phá một đường về...

VOV.VN - Mỗi cư dân Hà Nội, dù là dân gốc hay những người nhập cư, đều mang trong mình một hình ảnh ấm áp, thân thuộc hay một kỷ niệm nào đó về cầu Long Biên.

Lận đận như số phận cầu Long Biên
Lận đận như số phận cầu Long Biên

VOV.VN - Giải quyết thoả đáng được một vấn đề văn hoá - lịch sử - xã hội khó hơn nhiều so với một bài toán về giao thông và kinh tế.

Lận đận như số phận cầu Long Biên

Lận đận như số phận cầu Long Biên

VOV.VN - Giải quyết thoả đáng được một vấn đề văn hoá - lịch sử - xã hội khó hơn nhiều so với một bài toán về giao thông và kinh tế.

Bằng mọi giá phải giữ lại cầu Long Biên
Bằng mọi giá phải giữ lại cầu Long Biên

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu và kiến trúc sư khẳng định cầu Long Biên là một giá trị không thể thiếu của đô thị di sản Hà Nội.

Bằng mọi giá phải giữ lại cầu Long Biên

Bằng mọi giá phải giữ lại cầu Long Biên

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu và kiến trúc sư khẳng định cầu Long Biên là một giá trị không thể thiếu của đô thị di sản Hà Nội.