Chí Trung dựng kịch Lưu Quang Vũ: vì niềm tin cho lớp trẻ !

VOV.VN - Từ tháng 11, Nhà hát Tuổi trẻ diễn miễn phí vở “Mùa hạ cuối cùng” cho học sinh, sinh viên hơn 140 trường ĐH, trung học

Tối chủ nhật (8/9), tôi đến Nhà hát Tuổi trẻ xem vở “Mùa hạ cuối cùng”.

Theo lịch biểu diễn (mùa hè) của Nhà hát thì 20h15 mới mở màn, nhưng trong vé (in sẵn) ghi 20h, khoảng đúng 20h thì mọi người đã ngồi kín nửa rạp. Ngồi nghe nhạc suông, một ông trung niên ghế trước tôi nói với vẻ chê trách: “Chắc họ chờ bán thêm được vài vé (!). Khéo đến 9h mới diễn mất. Chả hiểu ngoài này làm ăn thế nào, kịch trong Nam người ta cứ đỏ đèn”.

Thế rồi 20h13 phút, có tiếng trên loa thông báo vở kịch bắt đầu. (Không muộn một giây!). Ánh đèn sân khấu bật sáng. Các nhân vật của vở kịch được giới thiệu với khán giả.

Tùng Linh trong vai Châu (trái)

Câu chuyện nói về Châu, một học sinh khá, tính tình trung thực. Trong kì thi cuối năm lớp 12, phát hiện ra đề thi đã bị lộ, Châu phản ánh với thầy giáo coi thi và đề nghị tổ chức lại kỳ thi. Đề nghị của em không được chấp thuận, thậm chí em còn bị nghi ngờ là đánh cắp bài thi. Nhưng Châu không thể nói ra ngọn  nguồn rằng em có được đề thi là do cậu bạn đưa cho, mà đề có được là do mẹ cậu bạn xoay xỏa để biết vì lo con mình nếu cứ đi thi sẽ trượt.

Ban giám hiệu đã họp về vụ việc này và để đảm bảo cho danh dự của nhà trường, đề nghị của Châu không được chấp nhận.

Cuộc đối thoại của Châu với cha mình, với mẹ của cậu bạn và cuối cùng là với thày giáo Hiển, người đã dạy Châu phải luôn sống có nhân cách, trung thực với lương tâm, tin ở lẽ phải; thì giờ đây lại có những lời dao động, khiến Châu thất vọng, đánh mất niềm tin. Châu bỏ nhà ra đi…

Cuộc họp Ban giám hiệu

Sau đó, có những diễn biến khiến mọi chuyện sáng tỏ. Thày và bạn đi tìm Châu, đưa em trở lại trường.

Mọi chuyện kết thúc tốt đẹp, với thông điệp được đưa ra là: “Lẽ phải, nhân cách và lòng trung thực phải là những giá trị tuyệt đối”.

Các nhân vật đã cuốn hút khán giả từng giây từng phút. Những tình huống, những lời thoại hài hước khiến khán giả cười nghiêng ngả, rồi chỉ vài giây sau lại nức nở trào nước mắt. Tiếng vỗ tay liên tục vang lên sau mỗi cảnh diễn, vì người xem thấy tâm đắc, họ tán thưởng.

Và tôi để ý, ông trung niên phàn nàn lúc đầu buổi diễn cũng vỗ tay một cách hết sức phấn khích.

Một lớp hài hước nhưng rất ý nghĩa: Châu bị đưa vào BV Tâm thần để khám bệnh

“Phải nhân nhượng nhau mà sống”. “Cái tệ nhất trên đời là con người ta có thể quen ngay với mọi điều”. “Sự thật cũng có 5,7 đường sự thật”… Những lời thoại mà hôm nay người ta nghe thấy nhan nhản trong đời thực, khi đưa lên sân khấu, trong tình huống điển hình, bỗng dưng người xem nhận ra, sao mà nó trớ trêu đến vậy. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, những lời thoại đều rất ngắn gọn, giản dị, nhưng lại vô cùng ý nghĩa, khi được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể, lại dễ dàng chạm đến phần sâu thẳm tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người.

Khi Châu biện luận về hành động trung thực của mình: “Ít ra con cũng cảm thấy mình trong sạch”, bố cậu đã hỏi lại: “Thế mày tưởng những người khác người ta tự thấy người ta bẩn chắc ?”.

Châu bảo sẽ không lộ ra rằng mình lấy đề thi từ cậu bạn, thế là bà mẹ của cậu bạn cảm ơn rồi thốt lên: “Bác tin cháu.  Bác tin là cháu sẽ không bao giờ nói ra… sự thật!”. Câu nói ấy như nhát dao làm tổn thương thêm vết thương đang rỉ máu trong tâm hồn cậu.

Và Châu đau đớn thốt lên: “Ai cần đến sự trung thực của tôi ?”. Sự hoang mang, khủng hoảng niềm tin của Châu, đại diện cho những người trẻ, những người đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời; làm cho mỗi người lớn trong chúng ta không khỏi thấy xót xa…

Vở kịch “Mùa hạ cuối cùng” của tác giả Lưu Quang Vũ, được NSƯT Chí Trung đạo diễn và được trình diễn bởi dàn diễn viên của đoàn kịch 1 và 2 Nhà hát Tuổi trẻ: NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Đức Khuê, Sĩ Tiến, Quỳnh Dương, Mai Huê, Tùng Linh, Thu Quỳnh, Duy Anh, Anh Tuấn, Nguyệt Hằng, Đức Tâm, Thanh Tú, Thùy Dung, Đức Thịnh, Nhật Quang, Minh Cúc, Thu Hà, Duy Nam, Minh Thông, Chí Huy…

Dàn diễn viên tham gia vở "Mùa hạ cuối cùng"

NSƯT Chí Trung cho biết: Bởi trăn trở trước niềm tin của lớp trẻ bây giờ mà anh dựng vở này.

Vở diễn được đầu tư rất công phu. Anh đã mời nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc viết riêng 3 ca khúc cho vở. Màn thể nghiệm điện ảnh lồng ghép với sân khấu (mà anh gọi là “cái lồng bàn” của “mâm tiệc”). Và suốt 2 tháng trời, cùng các diễn viên tập kịch, anh đã thể hiện một sự cực kỳ nghiêm khắc, trung thành với tư tưởng của vở diễn.

NSƯT Chí Trung: Vì niềm tin của giới trẻ!

* Thưa anh, lý do anh chọn vở “Mùa hạ cuối cùng” để dàn dựng là gì ?

NSƯT Chí Trung: Vở kịch về vấn đề niềm tin của giới trẻ. Nhiều bạn trẻ

bây giờ không biết tin cái gì cả, ngoài bản thân mình. Sự khủng hoảng niềm tin khiến cho có những cháu lầm đường lạc lối.

Vậy thì qua vở kịch tôi muốn các bạn trẻ: thứ nhất, tin rằng khi ta trung thực, ta sẽ được xã hội công nhận. Niềm tin thứ hai, trong vở kịch, thể hiện ở sự nhận lỗi của Ban Giám hiệu, ở lời cuối cùng: bản chất của giáo dục là con người truyền cho nhau những giá trị tốt đẹp.

Chính vì muốn nói về niềm tin đó, mà tôi đã thể hiện màn điện ảnh đầu và cuối vở kịch, 7 phút phim không hề ngắn, hình ảnh trái đất nhỏ bé trong vũ trụ bao la, thể hiện câu nói của người dẫn chuyện trong lúc mọi ánh đèn đều đã tắt: "Mỗi chúng ta chẳng là gì hết. Cái thành phố nơi ta đang ở chỉ là một chấm nhỏ xíu trên quả địa cầu. Mỗi chúng ta chỉ là một con người bé nhỏ trong thành phố ấy, mà quả địa cầu cũng chỉ là một chấm nhỏ trong vũ trụ vô tận”... Chúng ta gắng sức mà làm gì. Mọi cái đến rồi đi. Tất cả mọi chuyện cũng sẽ chẳng là gì, rồi tan biến hết…

Nhưng lẽ phải, nhân cách, lòng trung thực phải là những giá trị tuyệt đối, những giá trị bất biến mà con người truyền cho nhau.

Tôi mong muốn và hy vọng, bằng cái kết mở, cái kết sáng, bằng cái kết khi các nghệ sĩ trang trọng đặt tay lên trái tim, đồng thanh nói: "Lưu Quang Vũ, chúng em nhớ anh!", và những cánh hoa rơi xuống.

Đó là lòng tin được truyền cho các khán giả trẻ. Rất nhiều khán giả trẻ có lẽ họ không biết Lưu Quang Vũ là ai, họ chỉ háo hức mà đến, tò mò mà đến với vở kịch, chứ chưa biết tinh thần của Lưu Quang Vũ đâu!. Tinh thần của Lưu Quang Vũ là sự nhân ái vô cùng, phải được tất cả mọi người biết tới!.

* "Mùa hạ cuối cùng", vở kịch có những nhân vật là học sinh năm cuối cùng của trường phổ thông, lại nói về vấn đề của những người trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời, nên đối tượng tìm thấy mình trong đó chắc chắn là các bạn trẻ. Anh làm thế nào để truyền thông điệp về niềm tin trong vở kịch đến với họ?

NSƯT Chí Trung: Bắt đầu từ tháng 11 tôi sẽ khởi động một chương trình diễn cho học sinh sinh viên. Tôi đã làm việc với Bộ Giáo dục- Đào tạo, để liên kết với 46 trường ĐH và khoảng 100 trường trung học, rồi hoặc mang vở diễn đến trường học hoặc đưa các bạn trẻ tới Nhà hát xem “Mùa hạ cuối cùng”. Điều đáng nói ở đây và tôi cũng đã nói ngay, là chúng tôi chỉ muốn ngành Giáo dục ủng hộ, có chủ trương và sát cánh cùng Nhà hát, chứ chúng tôi không lấy tiền của các trường.
Vậy kinh phí ở đâu để diễn? Sẽ là đồng hành với một doanh nghiệp nào đó, mà việc này, tôi làm được!.
Hôm tổng duyệt, tôi dành 3 hàng ghế trên cùng để mời các cán bộ trên Sở, trên Bộ Giáo dục- Đào tạo  xuống xem. Tôi nói chân thành: “Đây là vở kịch hay của anh Lưu Quang Vũ, em đã dựng tương đối thành công, giờ không muốn nó trôi đi, các anh hãy xem, và nếu thấy xứng đáng thì giúp mang nó để cho các cháu!”.

* Kịch bản được viết cách đây hàng chục năm. Vậy anh làm mới nó như thế nào để phù hợp với bối cảnh hiện nay?

NSƯT Chí Trung
: Ngoài màn điện ảnh được thể nghiệm, chỉ có vài chi tiết được chỉnh lại cho hợp lý. Ví dụ trong kịch bản ban đầu, đề thi bị lộ là do cô Đào ăn cắp tờ giấy than của thày Hiệu trưởng, tôi chuyển thành nhìn trộm password máy tính của thày Hiệu trưởng. Hay câu nói của bố Châu, nguyên tác là "bố là giám đốc xí nghiệp” thì nay đổi thành “bố là giám đốc công ty”.

Nhưng nói chung thì không làm mới gì cả. Có chăng phục trang là mới thôi.

Nhớ năm ngoái khi dựng Lời thề thứ Chín, tôi bắt diễn viên nhớ từng câu từng chữ, từng dấu chấm, dấu phảy một. Tôi phân tích cho diễn viên rằng tất cả lời của anh Vũ, trong văn có thơ, trong thơ có nhạc.  Anh Vũ viết như thiên mệnh, không thể tuỳ tiện mà thêm bớt được.

Tôi từng dựng hàng trăm vở hài kịch. Có lúc cũng khá dễ dãi. Nhưng sang vở này, mọi người thấy tôi khắt khe đến kỳ lạ. Tôi giữ kỹ lắm tinh thần của vở diễn!.

Tôi tuyệt đối không cho thêm những hư từ, thán từ vào, hay thêm thắt khẩu ngữ của bây giờ.

Nói thật là diễn viên vẫn chưa theo được ý tôi. Không phải là chê trách nhé, vì huấn luyện viên mà chê cầu thủ dở thì thật vô duyên… Nhưng tôi hy vọng là qua vài chục đêm diễn nữa, họ sẽ thăng hoa, sẽ ngấm cái tinh thần của Lưu Quang Vũ, sẽ diễn tốt hơn!.


Buổi diễn tối Chủ nhật 8/9/2013, có khoảng 300 khán giả đến Nhà hát.
NSƯT Chí Trung đánh giá đây là một trong những buổi diễn chính kịch thành công./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

(VOV) -Khối tài liệu gồm toàn bộ bản thảo viết tay kịch cũng như sách, thơ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh.

Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

(VOV) -Khối tài liệu gồm toàn bộ bản thảo viết tay kịch cũng như sách, thơ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh.

Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau
Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau

Lưu Quang Vũ viết kịch để vạch cho xã hội thấy những ung nhọt, những bất cập không phải vì muốn đánh đổ, thù ghét mà chỉ vì quá thương đời.

Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau

Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau

Lưu Quang Vũ viết kịch để vạch cho xã hội thấy những ung nhọt, những bất cập không phải vì muốn đánh đổ, thù ghét mà chỉ vì quá thương đời.

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ
Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Các tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ sẽ được giới thiệu tới công chúng từ ngày 9/9 – 15/9 tại Hà Nội.

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Các tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ sẽ được giới thiệu tới công chúng từ ngày 9/9 – 15/9 tại Hà Nội.

NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ
NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - "Mùa hạ cuối cùng" là tác phẩm kịch nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ được NSƯT Chí Trung dàn dựng lại.

NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ

NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - "Mùa hạ cuối cùng" là tác phẩm kịch nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ được NSƯT Chí Trung dàn dựng lại.

NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ
NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Đêm nghệ thuật với các tiết mục trình diễn thơ của Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh và vở kịch "Lời thề thứ 9".

NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ

NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Đêm nghệ thuật với các tiết mục trình diễn thơ của Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh và vở kịch "Lời thề thứ 9".

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ
Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Tối 9/9, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Tối 9/9, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.

Lưu Quang Vũ: Giữ lại giùm ta vườn trong phố
Lưu Quang Vũ: Giữ lại giùm ta vườn trong phố

VOV.VN - Tôi giở lại hình ảnh "Vườn trong phố" như để gạn lọc những lớp bụi đang vô cảm thấm vào từng dòng suy nghĩ, từng trang sự thật...

Lưu Quang Vũ: Giữ lại giùm ta vườn trong phố

Lưu Quang Vũ: Giữ lại giùm ta vườn trong phố

VOV.VN - Tôi giở lại hình ảnh "Vườn trong phố" như để gạn lọc những lớp bụi đang vô cảm thấm vào từng dòng suy nghĩ, từng trang sự thật...

Nhớ Lưu Quang Vũ!
Nhớ Lưu Quang Vũ!

Cuộc đời của Lưu Quang Vũ tuy ngắn ngủi, nhưng ông đã sống và làm việc hết mình; đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học Việt Nam ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, kịch...

Nhớ Lưu Quang Vũ!

Nhớ Lưu Quang Vũ!

Cuộc đời của Lưu Quang Vũ tuy ngắn ngủi, nhưng ông đã sống và làm việc hết mình; đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học Việt Nam ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, kịch...

Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”
Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”

Những giá trị đích thực trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ tiếp tục được khơi dậy và tỏa sáng.

Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”

Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”

Những giá trị đích thực trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ tiếp tục được khơi dậy và tỏa sáng.