Chương trình giao lưu nghệ thuật: Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - 50 năm sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, ký ức về một thời hào hùng vẫn không thể nào xóa nhòa trong tâm trí của cả một thế hệ.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết và Xuân Mậu Thân 1968, tối nay (10/2), tại Trung tâm phát thanh Quốc gia, 58 Quán Sứ, Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu-nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”.

Tham dự chương trình có Đại Tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của các Bộ, ban, ngành cùng nhiều cựu dân công hỏa tuyến tham gia cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Chương trình được phát thanh và truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam, trên kênh VOV3, VTC1 và VOVTV.

Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu
Mở đầu chương trình là bài hát “Tôi tự hào đi lên ôi Việt Nam” do NSƯT Đăng Dương và hợp xướng, Dàn Giao hưởng Nhà hát Đài TNVN biểu diễn. Tiếp theo là một phóng sự ngắn về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 cùng lời chúc Tết của Bác Hồ Xuân Mậu Thân 1968 và những ca khúc cách mạng bất hủ.

Cách đây tròn 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi gần hơn tới thắng lợi cuối cùng.

Có mặt tại buổi giao lưu, bà Vũ Minh Nghĩa, cựu nữ chiến sỹ biệt động Sài Gòn duy nhất trong trận đánh vào Dinh Độc lập mùa Xuân năm 1968 bồi hồi nhớ lại những ký ức năm 1968, về khí thế tấn công, tinh thần quyết chiến quyết thắng của lực lượng giải phóng.

Bà chia sẻ những kỷ niệm về một căn hầm chứa vũ khí bí mật mà sau này Đội 5 Biệt động Sài Gòn dùng để tấn công vào dinh Độc Lập trong Tết Mậu Thân năm 1968, về đêm trước giờ G và câu chuyện tấn công Dinh độc lập. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã trở thành đòn quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược "chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Bà Vũ Minh Nghĩa chia sẻ: “Dù chúng tôi có sa vào tay giặc, chúng tôi đã xác định, mình đã thề với nhau trước khi ra trận rằng, một là hy sinh, hai là bị thương, ba là rơi vào tay giặc. Đó là ý chí mà tất cả tập thể đơn vị phải thấy rằng, danh dự của đơn vị là được Đảng và Nhà nước tin cậy mới giao cho điểm đánh đầu não của kẻ thù ở Sài Gòn. Đó là điều danh dự, cho nên chúng tôi xác định dù phải hy sinh hay lọt vào tay giặc phải giữ vững lập trường bất cứ trong hoàn cảnh nào”.

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người trực tiếp tham gia vào các trận đánh trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, kể lại rất nhiều kỷ niệm về chiến dịch Mậu Thân ở quân khu 9, những câu chuyện về tình đồng đội, chuyện ăn cùng dân, ở cùng dân, về vai trò của người dân Nam Bộ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Đại tướng Phạm Văn Trà nhận định: địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, lúng túng và bị động về chiến lược, chiến thuật. Do đó, ta đã tranh thủ thời cơ "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định", tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh…..

“Trận Mậu Thân năm 1968 đúng là chúng ta hy sinh nhiều nhưng chúng ta cũng thắng lợi vĩ đại, buộc Mỹ phải chấp nhận hiệp định Paris. Dần dần chúng ta đánh theo tinh thần Bác Hồ đã nói là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Từ hiệp định đó bắt buộc chúng ta giành thắng lợi từng bước và cuối cùng kết thúc được chiến tranh vào 30/4/1975. Đây là một thắng lợi rất lớn mà chính nhờ chiến dịch Mậu Thân năm 1968 buộc Mỹ phải vào Hiệp định Paris và từ đó chúng ta bàn dần, bắt theo ý định của chúng ta và cuối cùng chúng ta giành thắng lợi” – Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết.

50 năm sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, ký ức về một thời hào hùng vẫn không thể nào xóa nhòa trong tâm trí của cả một thế hệ sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước. Đó chính là bản hùng ca về khát vọng độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, là ý chí độc lập, tự do, tiến tới ấm no, hạnh phúc, là nghệ thuật quân sự Việt Nam đặc sắc và là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả.      

Sau màn giao lưu với nhân vật, khán giả, thính giả được thưởng thức những những ca khúc cách mạng bất hủ và những tác phẩm nghệ thuật sục sôi tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do của mùa xuân năm ấy. Những bài hát một thời vang lên hào sảng, tha thiết trên làn sóng Đài TNVN./.       

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Sáng 31/1, tại TPHCM đã diễn ra Lễ Kỷ niệm cấp Quốc gia 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (31/1/1968-31/1/2018).

Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Sáng 31/1, tại TPHCM đã diễn ra Lễ Kỷ niệm cấp Quốc gia 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (31/1/1968-31/1/2018).

Mậu Thân 1968: Đêm Sài Gòn rung chuyển và những căn hầm bí mật
Mậu Thân 1968: Đêm Sài Gòn rung chuyển và những căn hầm bí mật

VOV.VN -Những địa chỉ bí mật trong lòng địch đã cho thấy sự dũng cảm, kiên trung của các chiến sĩ biệt động và quần chúng nhân dân Sài Gòn – Gia Định.

Mậu Thân 1968: Đêm Sài Gòn rung chuyển và những căn hầm bí mật

Mậu Thân 1968: Đêm Sài Gòn rung chuyển và những căn hầm bí mật

VOV.VN -Những địa chỉ bí mật trong lòng địch đã cho thấy sự dũng cảm, kiên trung của các chiến sĩ biệt động và quần chúng nhân dân Sài Gòn – Gia Định.

Mậu Thân 1968: Đã có một Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân ngã xuống
Mậu Thân 1968: Đã có một Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân ngã xuống

VOV.VN -Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, cùng nhiều nhà văn - chiến sĩ đã ở lại với Mậu Thân và họ còn sống mãi với Tổ quốc, với nhân dân

Mậu Thân 1968: Đã có một Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân ngã xuống

Mậu Thân 1968: Đã có một Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân ngã xuống

VOV.VN -Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, cùng nhiều nhà văn - chiến sĩ đã ở lại với Mậu Thân và họ còn sống mãi với Tổ quốc, với nhân dân

Xuân Mậu Thân 1968: Tuyến lộ Vòng Cung  - “đất lửa” nở hoa
Xuân Mậu Thân 1968: Tuyến lộ Vòng Cung - “đất lửa” nở hoa

VOV.VN - Tuyến lộ Vòng Cung Cần Thơ – Vành đai lửa trong sự kiện Mậu Thân 1968 là hình ảnh cao đẹp, đi vào lịch sử của Thành phố Cần Thơ.

Xuân Mậu Thân 1968: Tuyến lộ Vòng Cung  - “đất lửa” nở hoa

Xuân Mậu Thân 1968: Tuyến lộ Vòng Cung - “đất lửa” nở hoa

VOV.VN - Tuyến lộ Vòng Cung Cần Thơ – Vành đai lửa trong sự kiện Mậu Thân 1968 là hình ảnh cao đẹp, đi vào lịch sử của Thành phố Cần Thơ.

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận
Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua, những ký ức về Tết Mậu Thân 1968 vẫn hằn sâu trong tâm Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu.  

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua, những ký ức về Tết Mậu Thân 1968 vẫn hằn sâu trong tâm Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu.  

Rạo rực những giai điệu xuân Mậu Thân 1968
Rạo rực những giai điệu xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - "Tết Mậu Tuất này ngồi nghe những ca khúc thuở ấy, chúng tôi như được ôn lại những hình ảnh rạo rực của Xuân Mậu Thân 1968".

Rạo rực những giai điệu xuân Mậu Thân 1968

Rạo rực những giai điệu xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - "Tết Mậu Tuất này ngồi nghe những ca khúc thuở ấy, chúng tôi như được ôn lại những hình ảnh rạo rực của Xuân Mậu Thân 1968".