Chuyện lạ ở làng cổ Đường Lâm: Mua vé vào thăm người thân

VOV.VN - Chẳng có nơi nào như ở làng cổ Đường Lâm, con cháu về làng thăm người thân phải mua vé mới được vào cổng.

Trong khi trông chờ Dự án quy hoạch làng cổ được phê duyệt thì người dân Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thậm chí là nhiều chuyện dở khóc, dở cười tại chính mảnh đất của mình. Đã gần 5 tháng trôi qua kể từ ngày người dân nơi đây gửi đơn xin trả lại danh hiệu di tích làng cổ, cuộc sống của họ vẫn chưa có nhiều đổi thay.

Chẳng có nơi nào như ở Đường Lâm, con cháu về làng cứ phải mua vé mới được vào cổng. Nếu không mua vé thì họ phải được sự bảo lãnh bởi những người thân sống trong làng, rồi mới được cho vào.  Câu chuyện này diễn ra từ khi có Ban quản lý di tích, bán vé vào tham quan làng cổ.

Đình thôn Cam Thịnh phải đặt cọc chống sập, trông rất mất mỹ quan và nguy hiểm. (ảnh: P.T)

Theo người dân trong làng thì thành viên của Ban quản lý di tích là những người ở nơi khác, phần nhiều không phải người của làng. Nếu không có sự xác minh rõ ràng, tận nơi của người trong làng thì mỗi người khi ở xa về phải bỏ tiền túi mua vé vào nơi chôn nhau cắt rốn của mình như khách du lịch.

Bà Tạ Thị Hải - một người dân ở xóm Xui kể: “Dịp nghỉ lễ mùng 2-9, cả đoàn bạn bè của cháu tôi về là 20 đứa, 10 xe máy. Các cháu ở trong Cam Lâm (một trong 5 thôn thuộc làng cổ Đường Lâm), về đầu cầu Cam Lâm chứ không về làng Mông Phụ. Hôm ấy đón các cháu về ăn cơm, họ không cho đi qua vì trông các cháu thanh niên ăn mặc như đi du lịch. Ba lô đeo đằng sau, mỗi đứa một cái ba lô. Họ bắt đứng đấy đợi người nhà ra đón thì mới được vào.”

Cả làng cổ Đường Lâm có 5 thôn là: Mông Phụ - khu vực 1; Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm - khu vực 2 với tổng số 1.545 hộ dân. Do số lượng các cháu nhỏ ngày càng tăng nên mỗi thôn phải có một nhà trẻ, mẫu giáo. Việc giãn dân tiến hành chậm khiến các cháu học mẫu giáo phải đi học nhờ.

Ông Phan Văn Lối, một người dân thôn Mông Phụ chia sẻ: “Từ lúc chúng tôi trả làng cổ lần đầu tiên, đến bây giờ là 4 tháng. Trong khi đó, các cháu ở đây không được quan tâm. Nhà trẻ thì phải đi thuê, ở nhờ. Thuê của nhà dân 3-4 chỗ. Cũng may là nhân dân ở đây rất tốt, đặc biệt là các cô giáo mầm non cho mượn nhà. Hầu như thôn nào cũng phải mượn nhà để trông nom các cháu.”

Hết chuyện thu phí tham quan, chuyện giải quyết đời sống dân sinh lại đến chuyện trùng tu di tích. Đình thôn Cam Thịnh thuộc khu vực làng cổ, được xây dựng từ thế kỉ 17, đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Đã từ lâu, từ ngoài vào trong đình, hàng trăm cột chống được nhân dân dựng lên với mục đích chống sập.

Buộc dây thép tạm bợ để chống sập. 

Ông Cao Văn Bê, người trông coi đình cho biết: Theo Luật Di sản, ngôi đình thuộc quần thể di tích quốc gia nên người dân trong thôn là những người chịu trách nhiệm phát hiện và kiến nghị, dù có tiền cũng không được phép tự ý sửa chữa, trùng tu. Ba năm trở lại đây, ngôi đình có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Ngôi đình Cam Thịnh đang ngày đêm “cọt kẹt” với mối xông, tường vỡ, cột chống… Nhiều người sợ không dám làm cụ từ. Ông Bê cũng không dám mở cửa cho khách tham quan. Mỗi khi đến hội làng, các cụ bô lão đến tế chỉ đứng ngoài sân chứ không ai dám vào, vì sợ đình sập.

Vấn đề giãn dân, giải quyết nhu cầu dân sinh và trùng tu, tôn tạo di tích trong khu vực làng cổ Đường Lâm sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo hài hòa giữa cuộc sống người dân và bảo tồn di tích? Câu trả lời có lẽ phải chờ đến khi Dự án quy hoạch làng cổ Đường Lâm ra đời.

Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho biết: “Dự án quy hoạch làng cổ Đường Lâm theo đề nghị đầu tiên là hết tháng 6 sẽ xong. Sau đó là tháng 7 rồi đến tháng 8 vì có rất nhiều phát sinh. Bởi vì có nhiều vấn đề liên quan đến Luật Di sản, Luật Xây dựng, Luật Đô thị nên chúng tôi phải trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi - cơ quan tham mưu cùng với UBND thị xã Sơn Tây, Sở VHTT&DL, Sở Quy hoạch Kiến trúc cố gắng trình quy hoạch trong cuối tháng 9 đầu tháng 10 này.”

Giãn dân hay hỗ trợ người dân cải tạo, xây dựng mới một cách phù hợp với không gian di tích đều là những việc cụ thể cần làm ngay lúc này.  Trong khi chờ đợi Bản quy hoạch di tích được phê duyệt thì người dân nơi đây vẫn ngày ngày phải đối mặt với những nỗi khổ như vậy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngôi đình cổ mang tầm quốc gia bị san phẳng
Ngôi đình cổ mang tầm quốc gia bị san phẳng

(VOV) -Mục đích ban đầu chỉ là tu sửa, nhưng vì nhiều lý do, ngôi đình cổ Ngu Nhuế ở Hưng Yên gần như bị xóa sổ.

Ngôi đình cổ mang tầm quốc gia bị san phẳng

Ngôi đình cổ mang tầm quốc gia bị san phẳng

(VOV) -Mục đích ban đầu chỉ là tu sửa, nhưng vì nhiều lý do, ngôi đình cổ Ngu Nhuế ở Hưng Yên gần như bị xóa sổ.

Cứu ngôi đình cổ ở Hưng Yên: Cần sự đồng thuận
Cứu ngôi đình cổ ở Hưng Yên: Cần sự đồng thuận

(VOV) -Sự việc xảy ra khi trùng tu ngôi đình cổ Ngu Nhuế ở Văn Giang, Hưng Yên có nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Cứu ngôi đình cổ ở Hưng Yên: Cần sự đồng thuận

Cứu ngôi đình cổ ở Hưng Yên: Cần sự đồng thuận

(VOV) -Sự việc xảy ra khi trùng tu ngôi đình cổ Ngu Nhuế ở Văn Giang, Hưng Yên có nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Đình cổ Hào Nam: Giữ vững giá trị văn hoá – lịch sử
Đình cổ Hào Nam: Giữ vững giá trị văn hoá – lịch sử

Cứ vào ngày 10/2 âm lịch, chính quyền và nhân dân Hào Nam làm lễ rước kiệu Đức thánh Linh Lang Đại Vương về miếu thờ thân mẫu ông ở Thủ Lệ

Đình cổ Hào Nam: Giữ vững giá trị văn hoá – lịch sử

Đình cổ Hào Nam: Giữ vững giá trị văn hoá – lịch sử

Cứ vào ngày 10/2 âm lịch, chính quyền và nhân dân Hào Nam làm lễ rước kiệu Đức thánh Linh Lang Đại Vương về miếu thờ thân mẫu ông ở Thủ Lệ

Hình ảnh tan hoang đình cổ Ngu Nhuế
Hình ảnh tan hoang đình cổ Ngu Nhuế

(VOV) -Ngôi đình hàng trăm năm tuổi, được xếp hạng di tích quốc gia, đã gần như bị hạ giải hoàn toàn trong quá trình trùng tu.

Hình ảnh tan hoang đình cổ Ngu Nhuế

Hình ảnh tan hoang đình cổ Ngu Nhuế

(VOV) -Ngôi đình hàng trăm năm tuổi, được xếp hạng di tích quốc gia, đã gần như bị hạ giải hoàn toàn trong quá trình trùng tu.