Thách thức chờ đợi Thượng đỉnh khí hậu COP26

VOV.VN - Liên minh châu Âu đã công bố các biện pháp cụ thể để đến năm 2030 cắt giảm được 55% lượng phát thải khí carbon và 30% lượng phát thải khí metan.

EU đang đi đầu trong việc đưa ra và thực thi các cam kết về chống biến đổi khí hậu

Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã công bố các cam kết về khí hậu mà Liên minh châu Âu đưa ra tại COP26. Trong bản cam kết mới này, Liên minh châu Âu tiếp tục nâng cao tham vọng thực thi của khối, cũng như đề xuất một số ý tưởng mới. Cụ thể, Liên minh châu Âu đã công bố các biện pháp cụ thể để đến năm 2030 cắt giảm được 55% lượng phát thải khí carbon và 30% lượng phát thải khí metan.

Ngoài ra, EU cũng đã đưa ra 3 ý tưởng khác: một, là đầu tư 1 tỷ euro cho công tác trồng rừng trên toàn cầu, trong đó riêng khu vực châu Phi xích đạo sẽ nhận được 250 triệu euro; hai, là sáng kiến “Thúc đẩy đột phá năng lượng” do EU hợp tác cùng tỷ phú Mỹ Bill Gates để đẩy nhanh việc đầu tư vào các công nghệ mới giúp bảo vệ môi trường như công nghệ hydrogen xanh, công nghệ hàng không dân dụng không khí thải cũng như công nghệ dự trữ năng lượng. Cuối cùng, là cam kết của EU cùng Mỹ, Anh, Pháp, Đức giúp Nam Phi chuyển đổi năng lượng, đẩy nhanh tốc độ loại bỏ than đá để chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Có thể nói, so với các quốc gia và tổ chức khác trên thế giới, EU đang đi đầu trong việc đưa ra và thực thi các cam kết về chống biến đổi khí hậu. Về mặt tài chính, EU cũng là bên đóng góp nhiều nhất cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay, với khoảng 25 tỷ euro/năm và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cũng cam kết sẽ đóng góp tăng thêm 5 tỷ euro cho đến năm 2027. Do đó, hầu hết các chuyên gia môi trường cũng như dư luận đều đánh giá rất tích cực về các cam kết của EU và một phần nào đó, coi các cam kết và bản lộ trình thực hiện của EU là một hình mẫu để thúc giục các quốc gia khác noi theo.

Ngoài EU, nước Anh chủ nhà cũng đã đưa ra các cam kết rất mạnh mẽ, thể hiện qua bản “Chiến lược Net Zero” dày gần 400 trang mà chính phủ Anh đã công bố cách đây hơn 2 tuần, trong đó hướng rất nhiều ưu tiên vào việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ như hydrogen xanh, công nghệ hàng không không khí thải, hệ thống sưởi ấm trong các hộ gia đình, ô tô điện… thực hiện chuyển đổi năng lượng, cắt giảm điện than từ năm 2024 và chuyển sang điện hạt nhân, phong điện, quang điện... để đến năm 2050, Vương quốc Anh sẽ trở thành nền kinh tế không khí thải. Các cam kết về khí hậu của Anh cũng có mức độ tham vọng tương đương với Liên minh châu Âu – EU.

Chiến lược “Net Zero” mà nước Anh - kế hoạch đầy tham vọng của Thủ tướng Boris Johnson

Hiện tại có rất nhiều tranh luận về chiến lược Net Zero của chính phủ Anh. Tuy nhiên, đa số các tranh luận này tập trung vào việc bản chiến lược này còn bỏ sót một số lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, giao thông đường bộ, hay cam kết chính xác về thời điểm mà Vương quốc Anh sẽ chấm dứt việc khai thác năng lượng hóa thạch ở biển Bắc… Cũng có những ý kiến cho rằng, bản chiến lược của chính phủ Anh hướng quá nhiều ưu tiên vào đầu tư tư nhân mà thiếu cam kết tài chính quan trọng của chính phủ, cũng như đa số các biện pháp đưa ra hiện mới chỉ dừng ở mức khuyến cáo chứ không có tính ràng buộc pháp lý, ví dụ: việc duy trì các hệ thống sưởi bằng khí gas trong các gia đình là không bị cấm mà chính phủ Anh chỉ khuyến khích và hỗ trợ 5 ngàn bảng cho những gia đình muốn chuyển sang hệ thống sưởi điện.

Nói cách khác, các ý kiến phản đối cho rằng chính phủ Anh cần đưa ra một bản chiến lược tham vọng và đầy đủ hơn nữa. Tuy nhiên, điều này không có gì nghiêm trọng. Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay, tất cả các quốc gia đều đang xây dựng các chiến lược môi trường của mình bằng cách thích ứng, điều chỉnh từng bước cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của mình. Không thể nào có một chiến lược cắt đứt toàn bộ với mô hình phát triển kinh tế cũ vốn dựa trên năng lượng hóa thạch. Đây là bài toán khó mà một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil hay Australia đang phải đối mặt. Do đó, chắc chắn chính phủ Anh cũng sẽ có những điều chỉnh chiến lược khi bắt tay vào thực thi trong những năm tới.

Về tính khả thi của chiến lược Net Zero của Anh, theo đánh giá của Ủy ban về biến đổi khí hậu (CCC), một cơ quan tư vấn độc lập của chính phủ Anh và cũng là nơi đưa ra nhiều khuyến nghị cho chính phủ Anh về chiến lược chống biến đổi khí hậu, thì chiến lược Net Zero mà chính phủ Anh đưa ra là có thể thực hiện được và cho rằng đây là bản chiến lược toàn diện nhất trong số các nước G20.   Điểm mạnh của bản chiến lược này, theo CCC, đó là được xây dựng hoàn toàn theo định hướng của thị trường, tức tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ Xanh, giảm gánh nặng lên người tiêu dùng, đồng thời tập trung rất nhiều vào công nghệ mới.

Điều quan trọng nhất, đó là bản chiến lược Net Zero đã thể hiện một cam kết chính trị nghiêm túc và tham vọng của nước Anh, khi muốn thúc đẩy quyết liệt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ngay từ thời điểm này chứ không trì hoãn thêm nữa. Các cam kết của những quốc gia có vai trò lớn như Anh là rất quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng và quyết liệt hơn, để đảm bảo rằng các mục tiêu mà Thỏa thuận Paris 2015 đưa ra, trong đó quan trọng nhất là việc phấn đấu để trái đất không nóng thêm quá 1,5 độ C, không bị trì hoãn đến thời điểm không thể thực hiện nổi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, COP26 sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận những sai lầm của mình và rút ra bài học kinh nghiệm khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, COP26 sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận những sai lầm của mình và rút ra bài học kinh nghiệm khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp

VOV.VN - Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh, thăm chính thức Cộng hòa Pháp.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị COP26, thăm và làm việc tại Anh, thăm chính thức Pháp

VOV.VN - Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh, thăm chính thức Cộng hòa Pháp.

Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường
Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường

VOV.VN - Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ khai mạc từ ngày 31/10 tại Glasgow, Anh.

Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường

Tiếng nói khẩn thiết trước thềm hội nghị COP-26 kêu gọi các nước lớn bảo vệ môi trường

VOV.VN - Hội nghị Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ khai mạc từ ngày 31/10 tại Glasgow, Anh.